DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG

CĂN CỨ TỈNH ỦY RẠCH GIÁ

GIAI ĐOẠN 1961 – 1965

 I. TÊN GỌI DI TÍCH:

          -Tên khoa học: Căn cứ Tỉnh ủy RạchGiá, giai đoạn 1961-1965, tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao.

     II. ĐỊA ĐIỂMPHÂN BỔ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

1. Địa điểmphân bổ di tích:

Địa chỉ cũ: ấp Kinh Bảy Kề, xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện GòQuao, tỉnh Rạch Giá.

Địa chỉ mới: ấp 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện GòQuao, tỉnh Kiên Giang.

2. Đường điđến di tích:

Căn cứ Tỉnh ủy Rạch Giá, điểm Vĩnh Hòa Hưng Bắc cáchtrung tâm huyện Gò Quao khoảng 20 km về phía Đông Nam, đường giao thông đi lại rấtthuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy.

Đường bộ: Đi xe từ Rạch Sỏi theo quốc lộ 61, đến ngãba Sóc Ven, theo biển chỉ dẫn, đi thẳng về xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc. Theo lộ bêtông nông thôn, đi thẳng, qua cầu Vĩnh Hòa Hưng Bắc khoảng 30m, rã trái tại ngãtư, tiếp tục đi thẳng đến UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc. Từ UBND xã đi khoảng 50mđến cầu Thác Lác. Qua cầu, rẽ phải đi tiếp. Qua cầu Ngã Bát, cầu Ông Kề khoảng10m là đến di tích.

Đường thủy: Từ Rạch Giá đi tàu đò theo sông Cái Lớnđến Bàn Tân Định, Giồng Riềng; sau đó tiếp tục theo các con rạch nhỏ rẽ về VĩnhHòa Hưng Bắc (chạy song song với đường bộ). Hoặc theo sông Cái Lớn về đến trungtâm huyện Gò Quao, sau đó theo các con rạch nhỏ đi về Vĩnh Hòa Hưng Bắc là sẽđến di tích.


III. PHÂNLOẠI DI TÍCH:

Căn cứ Tỉnh uỷ tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quaogiai đoạn 1961-1965 thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng (lưu niệm sựkiện).

Đây là nơi lưu dấu các sự kiện hoạt động cách mạng;chỉ đạo, lãnh đạo kháng chiến của Tỉnh ủy Rạch Giá trong công cuộc kháng chiếnchống đế quốc Mỹ giai đoạn 1961-1965.

IV. SỰ KIỆN,NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TÍCH:

Gò Quao là một trong mười lăm huyện, thị thuộc tỉnhKiên Giang, huyện được thành lập năm 1905. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành vàhuyện Giồng Riềng; Tây Bắc giáp sông Cái Lớn, ngăn cách với huyện An Biên; TâyNam giáp huyện Vĩnh Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía đông giáp tỉnh HậuGiang.

Với diện tích tự nhiên 439,47km2, Huyện baogồm 01 Thị Trấn Gò Quao và 10 xã: Hòa Hưng Bắc, Hòa Hưng Nam, Vĩnh Hòa, ThớiQuản, Thủy Liễu, Định An, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy.

Huyện có quốc lộ 61 nối liền thành phố Cần Thơ – tỉnhHậu Giang – tỉnh Kiên Giang; tuyến đê bao Ô Môn – Xà No; đường thuỷ phía Nam từthành phố Hồ Chí Minh đi tỉnh Cà Mau; sông Cái Lớn nối liền đường thuỷ phía Namra cảng cá Tắc Cậu và đổ ra biển Tây Nam; đường Hồ Chí Minh nối liền quốc lộ 61về Cà Mau, Năm Căn.

Trong chiến tranh, con người và mãnh đất Gò Quao gắnliền với công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, góp phần không nhỏ trongviệc giải phóng Tỉnh nhà. Gò Quao là mảnh đất có thể tấn công và phòng ngự vữngchắc,  là hành lang chiến lược của tuyếnđường 1C từ Trung ương về Căn cứ U Minh thuộc khu Tây Nam Bộ. Vì thế trongchiến tranh, huyện Gò Quao không chỉ là nơi nuôi chứa cán bộ, bảo vệ Xứ ủy NamKỳ, trung ương Cục Miền Nam, Khu uỷ Tây Nam Bộ, Quân khu 9 mà còn là nơi Tỉnhuỷ Rạch Giá nhiều lần chọn làm căn cứ hoạt động, chỉ đạo toàn tỉnh kháng chiến.Vì vậy, trong những năm chiến tranh, địch muốn đánh U Minh trước hết phải đángphá Gò Quao. Gò Quao trở thành bàn đạp để đánh phá các nơi khác, nhất là trongcông cuộc chống Mỹ cứu nước.


Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, đầu tháng9/1954. tỉnh Rạch Giá được tái lập, địa giới gồm 08 huyện: Hồng Dân, An Biên,Gò Quao, Giồng Giềng, Long Mỹ, Tân Hiệp, Châu Thành, Phú Quốc và thị xã RạchGiá. Toàn tỉnh có 75 xã, dân số 250.000 người, 2.200 đảng viên.

Lúc bấy giờ (tháng 10/1954), Tỉnh uỷ bí mật tỉnh RạchGiá cũng được chỉ định thành lập, gồm 09 đồng chí:

1. Lâm Văn Thê (Ba Hương), Bí thư Tỉnh uỷ;

2. Nguyễn Hùng Sơn (Nguyễn Văn Úy), Phó Bí thư Tỉnhuỷ;

3. Phan Công Cương (Chín Lân), Ủy viên thường vụ;

4. Nguyễn Thị Được (Hai Được), Tỉnh uỷ viên;

5. Triệu Trường Sơn (Trần Văn Xe, Tư Tứ), Tỉnh uỷviên;

6. Bạch Nhạn(Út Niên), Tỉnh uỷ viên;

7. Mai Thanh (Ba Thanh), Tỉnh uỷ viên;

8. Trần Hữu Chánh (Tư Nghĩa), Tỉnh uỷ viên;

9. Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu), Tỉnh uỷ viên.

Tỉnh uỷ đã nêu một số chủ trương, phương hướng, nhiệmvụ công tác cụ thể. Các Huyện uỷ bí mật đều bung ra bám dân, bám địa bàn, mócráp các xã để ổn định tổ chức, tiếp tục hướng dẫn học tập, ổn định tư tưởng vàlãnh đạo quần chúng  đấu tranh đòi thihành Hiệp định Giơnevơ. Hội nghị cũng đã phân công từng nhiệm vụ cụ thể chotừng Tỉnh uỷ viên, trong đó: Đồng chí Lâm Văn Thê phụ trách chung, khối địchtình và binh vận; đồng chí Nguyễn Hùng Sơn phụ trách tuyên huấn; đồng chí PhanCông Cương phụ trách công tác tổ chức, giao thông, căn cứ…Trong điều kiện hoạtđộng bí mật, cơ quan Tỉnh uỷ cần gọn nhẹ, dễ che giấu để bảo tồn lực lượng nênvăn phòng lúc mới thành lập chỉ có một số bộ phân chuyên môn, vài cán bộ, đảngviên nhưng dần dần do tình hình cụ thể nên bộ phận Văn phòng được bổ sung đểđảm bảo yêu cầu.

Do hoạt động trong điều kiện bí mật, lại thực hiệnviệc bám địa bàn bám dân, hơn nữa các vùng ven U Minh lại là địa bàn đánh pháác liệt của Mỹ Ngụy nên Tỉnh uỷ thường xuyên thay đổi địa điểm  để bảo đảm an toàn cũng là để kịp thời chỉ đạo,lãnh đạo toàn dân, toànn quân trong tỉnh từng bước đánh địch. Đồng thời, nhânsự của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng thường xuyên thay đội, các đồng chí được phâncông thay phiên  nhau phụ trách, pháttriển địa bàn theo yêu cầu của tình hình thực tiễn.

Lúc đầu, cơ quan Tỉnh uỷ đóng ở Bà Ai Cai (Xã VĩnhLộc, huyện Hồng Dân). Được một thời gian thì dời về Xà Phiên, Lương tâm (thuộchuyện Long Mỹ). Tháng 3/1955, cơ quan Tỉnh uỷ về U Minh Thượng, huyện An Biên.Do giai đoạn này, Tỉnh uỷ chưa có điện đài, cơ yếu nên sự quan hệ và chỉ đạogiữa các đồng chí trong Tỉnh uỷ cũng như giữa các huyện đều do các trạm củatỉnh và huyện phụ trách, đi bằng đường công khai.

Khoảng tháng 10/1955, Tỉnh uỷ dời về vùng ven để lãnhđạo phong trào chung, chủ yếu là ở xã Hòa Hưng (Giồng Riềng), Vĩnh Hòa Hưng (GòQuao), xã Vị Thanh (Long Mỹ). Năm 1956, Tỉnh uỷ vẫn còn đóng ở vùng này và điềuđộng đồng chí Nguyễn Văn Đại (Tư Đại, Ba Thìn) Tỉnh uỷ viên về làm Chánh Vănphòng Tỉnh uỷ. Đến cuối năm 1956, Tỉnh uỷ đóng cơ quan ở Vị Thanh rồi dần dầnchuyển sang Vị Thủy. Năm 1957, đồng chí Nguyễn Tấn Minh (Mười Minh) thay đồngchí Nguyễn Văn Đại làm Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ và đấn cuối năm thì căn cứ dờitừ Vị Thanh sang Thạch Đông (huyện Tân Hiệp).

Tháng 1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp, đánggiá tình hình và ra Nghị Quyết số 15, xác định rõ: “Con đường phát triển cơ bảncủa cách mạng Việt Nam ở Miềm Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhândân, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đưa phong trào cáchmạng đi lên…”. Thời gian này, địch tập trung đánh phá ác liệt; phong trào cáchmạng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn và tổn thất. Đầu năm 1959, cơ quan Tỉnh uỷchuyển dần về vùng U Minh Thượng.

Giai đoạn 1954-1960, tình hình cách mạng gặp nhiều khókhăn, tổn thất do địch liên tục đáng phá cùng với việc bắt giam, đánh đập, tratấn dã man các gia đình cơ sở cách mạng để truy tìm cơ quan, cán bộ của tanhưng cơ quan Tỉnh uỷ vẫn bám đất, bám dân, xây dựng căn cứ trong lòng dân vìđây là địa bàn chỉ đạo trọng tâm của Tỉnh uỷ, là vùng đông dân, nhiều đườnggiao thông thuỷ bộ (kể cả giao thông công khai và bí mật) thuận lợi cho Tỉnh uỷtập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đấu tranh bằng nhiều hình thức từ bí mật,công khai, hợp pháp, đến kết hợp cả vũ trang lẫn binh vận.

Giữa năm 1960, Tỉnh uỷ chính thức tiếp thu và triểnkhai trong Đảng bộ nội dung Nghị quyết 15 của Trung ương đảng. Đêm 14/9/1960,nhân dân khắp vùng nông thôn trong tỉnh cùng với toàn miền Nam đồng loạt nổidậy, làm chủ nhiều xã, ấp, mở ra nhiều vùng giải phóng rộng lớn trong huyện AnBiên; các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành và Hà Tiên.

Tháng 10/1960, khu ủy điều động đồng chí Lâm Văn Thê,Bí thư Tỉnh ủy về khu, bổ sung làm Khu uỷ viên, đồng chí Nguyễn Tấn Thanh (ChínCửu) làm Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ.

Đầu năm 1961, cơ quan Tỉnh uỷ đã có điện đài, cơ yếuđể quan hệ với cấp trên (Khu uỷ) và 02 huyện Hà Tiên, Phú Quốc (Hà Tiên, PhúQuốc có điện đài cơ yếu). tỉnh đội cũng có điện đài để quan hệ với Tỉnh uỷ vàQuân khu. Bấy giờ, ngoài phương thức giao thông công khai, Tỉnh uỷ còn chỉ đạomở rộng hệ giao bưu vận của tỉnh và huyện, phục vụ cho sự chỉ đạo được thốngnhất. Thời gian này, Tỉnh ủy vẫn đóng căn cứ ở Ngọn Xẻo (nay xã Đông Yên, huyệnU Minh Thượng). Cơ quan Tỉnh ủy đóng dài từ kinh Mười Quang đến kinh Ba. Cuốinăm 1961, cơ quan Tỉnh ủy dời qua Cây Bàng (nay xã Vĩnh Hòa, huyện U MinhThượng) đóng từ ngã ba Kinh Nhỏ Dài đến ấp Khân. Tháng 7/1961 để tăng cường sựlãnh đạo của Tỉnh ủy, Khu ủy đã chỉ định bổ sung các đồng chí: Lâm Kiên Trì(Năm Trì), Phan Thái Quý, Nguyễn Xe (Nguyễn Văn Trừ, Ba Lợi) vào Tỉnh ủy.

Năm 1962, vùng U Minh Thượng nói chung và khu vực 3 xãcăn cứ của Tỉnh ủy nói riêng khá ổn định. Tỉnh ủy về đây, tập trung lãnh đạo,chỉ đạo phong trào đánh phá ấp chiến lược, đồng thời đẩy mạnh phong trào đấutranh vũ trang, hỗ trợ cho các phong trào đấu tranh chính trị…Mùa khô 1962, khuvực lòng chảo, bắc sông Cái Lớn (gồm Gò Quao, Giồng Riềng), Tỉnh mở được một sốcăn cứ lõm có thế liên hoàn với các xã Vĩnh Tuy, Vĩnh hòa Hưng (Gò Quao), HòaThuận, Ngọc Hòa, Thạnh Hưng (Giồng Riềng). Lúc này do yêu cầu chỉ đạo chung,mùa nước năm 1962, Tỉnh ủy dời về Vĩnh Hòa Hưng. Trước khi đi, tỉnh ủy được bổsung đồng chí Nguyễn Văn Dư (Hai Ngọ) đang là Chánh Văn phòng Ban An ninh tỉnh,rút về làm Phó Văn phòng Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Triệu (Năm Năng), Phó Vănphòng Tỉnh ủy qua làm Chánh Văn phòng Ban An Ninh tỉnh. Gia o thông công khaibổ sung đồng chí Trần Bình (Mười Bình) làm Trưởng ban. Bộ phận Văn phòng bổsung 02 cán bộ làm công tác nghiên cứu là đồng chí Phan Văn Hồ (Hai Nguyễn) vàđồng chí Nguyễn Văn Triều (Ba Triều) từ Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy chuyển qua. Lúcnày, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tỉnh ủy hình thành rõ rệt, đầy đủ nhiệmvụ hơn. Khi mới thành lập để đảm bảo tính gọn nhẹ, hoạt động dễ dàng trong điềukiện bí mật, tỉnh ủy chỉ có bộ máy Văn phòng, Tổ chức, Tuyên huấn, Thanh vận,Binh vận, Giao liên nhưng đến thời điểm này vì yêu cầu công việc thực tế nênVăn phòng Tỉnh ủy được chia thành nhiều bộ phận như: Y tế, Điện đài, Cơ công,Cơ yếu, Tài chính, Giao thông Công khai, Căn cứ, Bảo vệ, Văn thư.

-Bộ phận Văn thư đánh máy có 02 đồng chí: Bảy Thuấn(Bảy Vân) và Tám Bình.

- Bộ phận Cơ yếu có 05 đồng chí, do đồng chí NguyễnVăn Thể (Út Thể) phụ trách.

- Bộ phận Điện đài có 03 đồng chí, do đồng chí Lê VănMính (Tám Màu) làm trưởng đài.

- Bộ phận Cơ công có 02 đồng chí, do đồng chí NguyễnVăn Hợi (Tư Điền) phụ trách.

-Bộ phận Tài chính do đồng chí Trương Ngọc Phụng (TámPhụng) phụ trách.

-Bộ phận Bảo vệ phụ trách bảo vệ an toàn mọi lúc mọinơi cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, về sau gọi là Đội Phòng thủ, do đồng chíPhạm Văn Hớn (Mười Thành) làm đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Cà (Chín Cà) làmChính trị viên.

-Bộ phận giao thông công khai do đồng chí Tư Hành phụtrách.

-Bộ phận Y tế phụ trách việc bản vệ, chăm lo sức khỏecho toàn bộ nhân viên Văn phòng Tỉnh ủy.

-Bộ phận Căn cứ (Hậu cần) phụ trách giao lưu quan hệvới dân, chuẩn bị và xây dựng căn cứ làm cơ sở để chuẩn bị mọi việc được đảmbảo trước khi Tỉnh ủy dời về địa điểm đó, đồng thời chăm lo chỗ ăn, ở cho cácđồng chí ở căn cứ.

Có thể nói, trong giai đoạn này cơ quan Văn phòng Tỉnhủy đã hình thành Đảng bộ. Các bộ phận khác thì cũng đã thành lập được Chi bộnhư Chi bộ Cơ yếu, Chi bộ điện đài, chi bộ Văn phòng, Chi bộ Căn cứ, Chi bộgiao thông công khai, chi bộ đội phòng thủ. Đặc biệt, Văn phòng tỉnh ủy đã cóthơ ký số liệu, tổ số liệu thống kê phục vụ cho các báo cáo đối chiếu, so sánhtình hình. Về nhân sự có Phó Văn phòng phụ trách nghiên cứu, nhiệm vụ của Chánhvà Phó Văn phòng được phân chia cụ thể:

-Chánh Văn phòng phụ trách công tác nghiên cứu, dự cáccuộc họp của thường vụ Tỉnh ủy, soan thảo các Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng,chỉ đạo công tác cơ yếu, bảo vệ, điện đài, giao thông công khai, tài chínhĐảng.

-Phó Văn phòng phụ trách công tác hành chính sự vụ nhưcông văn đi, đến, lưu trữ, giao liên nội địa, soạn thảo các công văn thôngthường, báo cáo…

Trong giai đoạn đóng căn cứ ở Vĩnh Hòa Hưng, Gò Quaocơ quan Tỉnh ủy đóng từ Kinh bảy kề qua Kinh Diều Gà. Các bộ phận của Tỉnh ủyphải chia ra ở dài trong nhà dân từ Kinh bảy kề qua Kinh Diều Gà trong các giađình: Ba Tánh, Tám Nhơn, Bảy Khinh, Hai Liễu, Sáu Việt, Ba Bắc. Bộ phận điệnđài ở Kinh Sáu Kim, Cơ yếu ở Kinh Ba Hưởng, Trạm giao liên ở Kinh Ba Huân, Giaothông công khai ở Xóm Huế. Đội phòng thủ lúc bấy giờ đã phát triển thành trungđội, ở cùng dân và họ phân ra đóng ở Kinh Bảy Kề và đóng chốt hai đầu kinh đểbảo vệ Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Tấn Thanh – Bí thư Tỉnh ủy, ở nhà Ba Tánh. Saunhà Ba Tánh có cất chòi để Trường vụ Tỉnh ủy họp, trong nhà và ngoài vườn cólàm hầm bó mật. Hầu hết, trong nhà của các gia đình nuôi chứa các cán bộ cáchmạng đều có hầm bí mật. Hầm có thể là hầm có sẵn của gia đình, tự đào dùng đểtránh bom đạn, loại hầm này thì người trong gia đình ai cũng biết. Cũng có hầmbí mật là hầm do cán bộ cách mạng đào để làm hầm trú ẩn khi địch đi càn, loạihầm này thường thì có một mình gia chủ, cùng cán bộ đào và cán bộ cư trú biết,người khác không biết. Hầm bí mật do cán bộ đào thường chứa được khoảng 02người, thường làm những bằng lu xi măng được đào và chôn trong lòng đất sâukhoảng 8 tấc, nắp hầm làm bằng ván gỗ hoặc làm bằng nắp lu xi măng. Bên trênnắp hầm phủ đất (dày khoảng 5 tấc) rồi đến cỏ rác hoặc các loại lá cây: látràm, bạch đàn…Khi có động hoặc có địch đi càn, đội phòng thủ gác hai đầu kinyhsẽ báo động cho các đồng chí rút an toàn ra khỏi vùng địch càn quét, chỉ khinào không kịp rút đi nơi khác thì mới vào hầm trú ẩn. Giai đoạn này, ở đây làvùng lõm giải phóng nên địch có đi càn cũng chỉ đi ngoài lộ, trên đường chứ không dám lục lọi, xục xạo vào từngnhà để kiểm tra vì sợ quân và dân ta gài mìn, trái nổ, chông…

Thời gian Tỉnh uỷ ở Vĩnh Hòa hưng, gò Quao từng lúc,có di dời qua Ngã Cạy, Ba Doi, Kinh Bốn Thước, rồi trở lại Vĩnh Hòa Hưng. Từđầu năm 1963 cho đến năm 1965, cơ quan Tỉnh ủy dời trở về U Minh Thượng và mộtsố xã lân cận.

Trong giai đoạn từ 1961-1965, cơ quan Tỉnh ủy đã theodõi, lãnh đạo, chỉ đạo tình hình chung trong toàn tỉnh. Các đường lối, chiếnlược của cơ quan Tỉnh ủy đã phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhân dântrong thời kỳ khó khăn như:

-Chỉ đạo thành lập bộ phận Công tác Giáo dục và giaocho bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi, xây dựng, phát triển trường lớp vàđội ngũ giảng dạy, đẩy mạnh công tác gáio dục trong nhân dân để cung cấp cán bộnòng cốt cho tỉnh, cho huyện và xây dựng phong trào cho huyện, xã (cuối năm1960, đầu năm 1961).

-Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy chỉ đạoquân dân toàn tỉnh liên tục tấn công địch trên khắp các địa bàn và giành đượcnhiều thắng lợi như: bức rút đồn Cái Nứa, giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Bình –vĩnh Thuận (1961); diệt gọn đồn Hàm Ninh – Phú Quốc (1961); Bức rút đồn ChợMới, giải phóng hoàn toàn xã Hòa Thuận _ Giồng Riềng (1961)…

-Chỉ đạo thành lập mặt trận giải phóng tỉnh Rạch Giávà làm lễ ra mắt Ủy ban Mặt trận tại Đập Đất (Xẻo Cạn, nay thuộc huyện U MinhThượng) (6/3/1961).

-Tiếp tục duy trì các Ban Nông – Thanh – Phụ vận củatỉnh và thành lập các Ban Nông – Thanh – Phụ vận của các huyện (1961).

-Thành lập Ban Kinh Tài để vận động nhân dân đóng góptài chính phục vụ cho cách mạng, cho Đảng bộ (1961).

-Xuất bản tờ báo Thống Nhứt, báo Giải Phóng, tờ Tintức tỉnh Rạch Giá, tập san văn nghệ phục vụ nhu cầu về tin tức, văn hóa, vănnghệ cho nhân dân.

-Chỉ đạo các Huyện ủy lãnh đạo các Chi bộ xã nông thôntích cực tuyên truyền, giáo dục nhân dân, phân tích âm mưu nham hiểm của Mỹ -Ngụy, làm cho nhân dân hiểu rõ sự nguy hại của ấp chiến lược; trên cơ sở đ1o cókế hoạch và hướng dẫn nhân dân đấu tranh chống địch gom dân, lập ấp chiến lược(1962).

-Chỉ đạo Huyện ủy An Biên tập trung lãnh đạo, hướngdẫn nhân dân chống kế hoạch lập ấp chiến lược nhằm bảo vệ cho một số cơ quancủa Quân khu 9 đóng ở Vân Khánh  và dọcphía biển thuộc huyện An Biên (1962).

-Chỉ đạo các huyện, xã tích cực thực hiện 3 mũi giápcông để phá ấp chiến lược trong toàn tỉnh (1962).

-Chỉ đạo Tiểu đoàn U Minh 10 bằng mọi cách phải tiêudiệt đại đội Bảo An do tên Võ Văn Sang cầm đầu. Kết qủa. ta xoá sổ đại đội nàyvà tên Sang ác ôn (tháng 9-10/1963).

-Chỉ đạo huyện, xã kịp thời chớp lấy thời cơ vùng lênphá ấp chiến  lược, đưa nhân dân trở vềruộng vườn cũ (tháng 11/1963).

-Đề ra nhiệm của cho Đảng bộ, quân dân toàn tỉnh vàchỉ đạo các huyện trong năm 1964 là: Thừa thắng xông lên, mở rộng vùng giảiphóng; phá kế hoạch lập ấp chiến lược; đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, ấpchiến đấu; thực hiện 03 mũi giáp công, chống địch càn quét, đánh phá.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cùng với những đường lốichiến lược, sách lược sáng suốt, kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tiễnđịa phương của Tỉnh ủy Rạch Giá, quân dân Kiên Giang đã đập tan âm mưu gom dânlập ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy; đồng thời đánh trên 3.000 trận lớn nhỏ; trên30.000 lượt quần chúng đấu tranh chính trị và làm binh vận; loại khỏi vòngchiến đấu 7.800 tên địch, diệt hàng chục tên ác ôn, diệt 38 đồn, đánh thiệt hạinặng chi khu Kiên Long (Vĩnh Thuận), bao vây bức rút chi khu Hiếu Lễ (Thứ MườiMột) và nhiều lượt đồng bót, bắn rơi 40 máy bay, bắn bị thương 24 máy bay, pháhuỷ 78 xe quân sự, bắn chìm và cháy 48 tàu thuyền chiến đấu; phá đi phá lại,phá đến dứt điểm 78/105 ấp chiến lược, phá rã ấp khác, giải phóng 2/3 đất đai ởnông thôn, mở ra vùng giải phóng và căn cứ từ U Minh Thượng đến biên giới HàTiên. Lực lượng chính trị, vũ trang phát triển mạnh đã huy động một khối lượnglớn sức người, sức của tiếp tục đóng góp cho cuộc chiến chống Mỹ - Ngụy và gópphần đưa phong trào cách mạng tỉnh nhà có bước phát triển mới về thế và lực,tích cực góp phần cùng quân, dân miền Nam và cả nước làm phá sản chiến lược“Chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy”.

V. SINH HOẠTVĂN HÓA TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH:

Do mới được xây dựng, hiện tại nơi đây chưa hình thànhlễ hội hay các hoạt động sinh hoạt văn hóa.

Tuy nhiên, tại Nhà Bia kỷ niệm Căn cứ Tỉnh ủy RạchGiá, giai đoạn 1961-1965 tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao có thể tổ chứccác lễ kết nạp đảng cho các chi bộ địa phương, kết nạp đàon, đội cho thanhthiếu niên nhi đồng của các trường học trong địa bàn huyện, vừa để ácc em tìmvề cội nguồn, tìm hiểu giá trị di tích vừa tạo cơ hội cho các em nâng cao ýthức về việc bảo vệ di tích lịch sử của địa phương.

VI. KHẢO TẢDI TÍCH:

Hơn 20 năm kháng chiến chống mỹ xâm lược với biết baogian khổ, hy sinh có lúc tưởng chừng không thể vượt qua nổi, song Đảng bộ, quânvà dân tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) dưới sự lãnh đạo của cơ quan tỉnhủy đã luôn vận dụng được những kinh nghiệm quý báo của thời kỳ kháng chiếnchống thực dân Pháp, luôn nêu cao và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thầnđấu tranh, kiên cường, luôn vững niềm tin, đòan kết theo Đảng lần lượt làm thấtbại các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù để đi đến thắng lợi cuối cùng,giải phóng tỉnh nhà; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam ,giành lại độc lập tự do và thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tựhào dân tộc cho nhân dân, cho các thế hệ trẻ, đồng thời lưu dấu nơi đóng cơquan đầu não lãnh đạo kháng chiến của tỉnh Kiên Giang trong thời kỳ chống Mỹ,làm rõ sự hy sinh gian khổ của Đảng bộ - quân dân, mối quan hệ tình quân – dânkhắng khít góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại giành độc lập tự do cho tỉnhnhà; Tỉnh ủy Kiên Giang có chủ trương phục dựng Căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiếnchống Mỹ cứu nước tại một số điểm đã từng đóng căn cứ. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủycũng đã quyết định chọn ấp 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao là nơi để xâydựng công trình Nhà bia kỷ niệm  Căn cứTỉnh ủy Rạch Giá giai đoạn từ năm 1961-1965. Công trình đã được khởi công vàonăm 2011, hoàn thành năm 2012, ngay trên mảnh đất năm xưa cơ quan Tỉnh uỷ đãđóng cơ quan trong nhà dân.

Bia kỷ niệm Căn cứ Tỉnh uỷ Rạch Giá đượcxây dựng trênkhu đất do Nhà nước mua lại của bà Đoàn Bé Nguyệt.

Toàn bộ khu di tích có diện tích là 1.012.74m2,có địa hình tương đối bằng phẳng. đông giáp đất dân, Tây giáp kinh Ông kề, Bắcgiáp đất dân, Namgiáp đất dân.

Toàn bộ công trình bao gồm các hạng mục sau:

a. Cổng vàhàng rào:

Cổng và hàng rào có tổng chiều dài 140.6m.

Trước mặt cổng là kinh Ông Kề. Cổng được xây dựng kiêncố bằng bê tông cốt thép, với chiều dài 5m, cao 5.85m. Cổng dạng mái vòm; máidán ngói vảy, màu đỏ. Trên mái vòm có đắp nổi dòng chữ “Căn cứ Tỉnh uỷ” màuvàng trên nền đó. Thân cổng được làm bằng thép hộp có trang trí. Cổng có cửabằng sắt, cửa cổng dạng 2 cánh mở ra 2 bên.

Hàng rào dược xây dựng bao quanh toàn bộ công trìnhvới tổng chiều dài 135.1m, cao 2.47m, kết cấu chính của hàng rào là bê tông cốtthép chịu lực. Tường rào xây gạch ống. Phía trên có gắn mũi nhọn bảo vệ. Khoảngcách các bước cột tương đối đều, cách nhau khoảng 3.7m.

Toàn bộ mặt trước nối liền cổng và hàng rào dài 22.6m.Nối liền mặt trước giữa cổng và hàng rào là các bước phù điêu đắp nổi thể hiệncho tình quân dân gắn bó keo sơn, đấu tranh chống lại địch trên mọi mặt trận.Phù điêu bên trái một mặt thể hiện cảnh quân ta tiền tuyến tấn công khí thế,mặt khác thể hiện cảnh hậu phương hết lòng hết sức tiếp tế vũ khí, đạn dược chochiến trường. phù điêu bên phải là cảnh đoàn người biểu tình, phản đối chốnglại địch, khí thế hừng hực.

b. Nhà đặtbia kỷ niệm:

Nhà đặt bia có dạng hình chữ nhật với diện tích 77.4m2.Nhà đặt bia đượcxây dựng kiên cố, với dạng nhà một tầng, móng bằng bê tông cốtthép. Xung quanh nhà đặt bia là 08 trụ cột tròn, chân cột hình vuông lát đágranit màu xanh nhạt. Mái nhà bia có 02 lớp mái, được dán gạch vảy đỏ. Nền đặtbia làm bằng bê tông, lát gạch Granit. Nối liền giữa sân và nhà đặt bia là bậctam cấp, lát đá nhám.

Chính giữa nhà bia là tấm bia đá, hình chữ nhật, kíchthức cao 2.4m x rộng 1m x dày 0.5m. Bia có chân đế hình chữ nhật, màu đen. Trêncả hai mặt bia đều có hình búa liềm màu vàng, chữ khắc trên bia cũng màu vàng.

Nguyên văn nội dung mặt trước bia:

Tại đây, ấpKinh Bảy Kề, xã Vĩnh hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá (nay là ấp 3, xãVĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang), năm 1961-1965, được sự đùmbọc của nhân dân địa phương, Tỉnh ủy Rạch Giá đã đ1ong căn cứ, lãnh đạo quân vàdân trong tỉnh kháng chiến, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”của Mỹ-Ngụy.

Nguyên văn nội dung mặt sau bia:

Here, Bay Kehamlet, Vinh Hoa Hung commune, Go Quao district, Rach Gia province (which today is named hamlet 3, Vinh Hoa Hung Bac commune, Go Quao district, Kien Giangprovince), between 1961 and 1965, with the local people,s protectionand help, the provincical committee of the Party of Rach Gia built and armybase in order to lead the local people and troops in the strggle, which thegreatly contributed to defeating the strtegies of the Amercian Empire – PuppetGovernmemt “in the special stage of the war”.

c. Nhàtruyền thống:

Được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có diện tích 50m2(5 x 10m), bố trí phòng truyền thống 30m2 (6 x 5m), phòng làm việc10.8m2 (4 x 2.7m), khu vệ sinh 9.2m2.

Nhà được thiết kế theo dáng nhà trệt, nền lát gạch,cửa nhôm hộp kính.

d. Các hạngmục khác:

-Sân nền: được láng xi măng lát đá tạo cho hệ thốnggiao thông nội bộ chạy dọc khu di tích được liên hoàn, sạch, rộng. Có khoảngđất trống giữa khu di tích đủ rộng để làm sân nghi lễ, nối liền cổng và nhà đặtbia.

-Bồn bông có hình đường tròn dùng để trồng hoa, câycảnh.

-Hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước đều đảm bảo theoquy định chung.

VII. SƠ ĐỒPHÂN BỐ DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA THUỘC DI TÍCH:

Không có.

VIII. GIÁTRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC, THẨM MỸ CỦA DI TÍCH:

Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Tỉnh uỷ Kiên Giang) là cơquan đầu não chỉ đạo, lãnh đạo quân và dân Kiên Giang trong công cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do cho tỉnh nhà vàgóp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Tuỳ vào tình hình thực tế trongkháng chiến mà Căn cứ tỉnh uỷ chọn địa bàn đóng căn cứ sao cho phù hợp, chỉ đạokịp thời và tránh bị địch phát hiện. Có khi Căn cứ Tỉnh uỷ ở hẳn trong rừng, cólúc lại chuyển ra đóng tại các khu vực quanh U Minhy.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ từ 1961-1965, Căncứ Tỉnh uỷ đóng tại điểm Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao. Từ khu căn cứ này,cơ quan đầu não của ta đã luôn bám sát cơ sở, nắm vững thực tiễn; kịp thời điềuchỉnh hoặc thay đổi chủ trương cho phù hợp với tình hình, tình thế; chỉ đạo,lãnh đạo quân dân toàn tỉnh đánh đuổi quân xâm lược bằng nhiều đường lối, chiếnlược, đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đồng thời, qua việc Căncứ Tỉnh uỷ được đóng xen kẻ trong dân, với phương châm 3 cùng “ăn cùng dân, ởcùng dân, chiến đấu cùng dân; lấy dân làm căn cứ quan trọng nhất” và được nhândân bảo vệ an toàn đã thể hiện được tình quân dân thắm thiết; niềm tin của dânvới Đảng, nhân dân một lòng theo “cách mạng”, sẵn sàng hy sinh thân mình bảo vệĐảng, bảo vệ cán bộ, hết lòng vì sự nghiệp độc lập, tự do chung cho cả nước.

Đây chính là cơ sở để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nayvà mai sau về lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, kiên cường bất khuất của chaông.

IX. THỰCTRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH:

Nhà bia kỷ niệm Căn cứ Tỉnh uỷ  tại huyện Gò Quao mới được xây dựng năm 2011nhưng một số công trình đã bị xuống cấp nhất là các mảng chân tường, hàng rào bao quanh khu di tích. Bên cạnhđ1o là việc phát huy giá trị di tích chưa mang lại hiệu qủa cao, bới di tíchnằm ở vùng sâu, giao thông đi lại còn hơi khó khăn nên khách tham quan là ngườidân địa phương, các em học sinh ở trong địa bàn xã và các cựu chiến binh vềthăm lại chiến trường xưa.

Hiện nay, di tích đang được Chi bộ Đảng của ấp 3thường tổ chức sinh hoạt Đảng tại đây vừa góp phần tuyên truyền cho mọi ngườivề giá trị, ý nghĩa tồn tại của di tích đồng thời góp phần nâng cao ý thức củangười dân địa phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích.

Hiện tại, khu di tích được Phòng văn hóa và Thông tinhuyện Gò Quao phối hợp với ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc giao cho chúCao Văn Thường –người dân đại phương bảo vệ và trông coi.

X. PHƯƠNGHƯỚNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH:

Căn cứ Tỉnh uỷ tại huyện Gò Quao giai đoạn từ năm1961-1965 cần được Nhà nước công nhận là di tích cấp tỉnh để có cơ sở pháp lýbảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của Luật di sản văn hóa.

-Thành lập bBan Bảo vệ di tích theo hệ thống quản lýdi tích trong tỉnh để bảo vệ và sử dụng đúng mục đích.

-Lập đế án khai thác và phát huy tác dụng di tích đểphục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương và khách du lịch. Cần gắn các dự ánphát triển kinh tế địa phương với di tích, bởi di tích nằm ở địa điểm khôngthuận lợi về mặt giao thông, đi lại còn hơi khó khăn nên hiệu qủa phát huy giátrị di tích rất thấp. cần có chiến lược để thu hút du khách nhất là nhân dântrong tỉnh và đông đảo nhân dân ở quanh vùng đến tham quan tìm hiểu.

-Tiến hành tôn tạo vườn cây, khuôn viên để tạo bóngmát, không khí thoáng, xanh, sạch cho khu di tích.

Xây dựng Nhà trưng bày bổ sung di tích, đồng thời tiếnhành sưu tầm tư liệu, các hiện vật liên quan đến di tích trong giai đoạn1961-1965 nhất là hình ảnh các vị lãnh đạo tỉnh uỷ đã từng lưu trú và hoạt độngở đây trong giai đoạn 1961-1965, mặt khác có thể phục chế lại hầm bí mật, đồngthời sưu tầm thêm những hình ảnh tư liệu liên quan để giúp nhân dân nhất làngười dân địa phương và thế hệ trẻ nơi đây hình dung được những sự kiện gắnliền với di tích.

-Tuyên truyền, phổ biến các tư liệu liên quan đến ditích trên các phương tiện thông tin đại chúng nhân các ngày lễ lớn của địaphương, của tỉnh; tuyên truyền thông qua sách, báo để đông đảo người dân biếtđến di tích bới di tích nằm ở địa bàn vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế cũngnhư giao thông vận tải còn khó khăn nên ít thu hút được du khách.

XI. KẾTLUẬN:

Với những giá trị trên, khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷRạch Giá điểm Vĩnh Hòa Hưng Bắc có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻvề lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Đề nghị ban nhành các cấp có kế hoạch xếphạng khu di tích trên là di tích cấp tỉnh và tuyên truyền, phát huy tốt tácdụng di tích đến với đông đảo nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

XII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tỉnh ủyKiên Giang, Lược sử Căn cứ của Tỉnh ủy 1954-1975, xb năm 2010;

- Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang,Truyền thống Văn phòng Tỉnh ủy 1930-2010. Nxb Xưa và Nay, năm 2010;

- Tạp chí xưa và nay, KiênGiang kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, nxb Văn hóa Sài gòn, năm 2008;

- Ban Thường vụ Huyện ủy GòQuao, Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ - quân dân Gò Quao, xb năm2009;

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy GòQuao, Vĩnh Hòa Hưng mảnh đất anh hùng, xb năm 2003;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnhKiên Giang, Kiên giang 30 năm chiến tranh giải phóng, xb năm 1987;

- Báo cáo kinh tế kỹ thuậtxây dựng Bia kỷ niệm căn cứ Tỉnh ủy Rạch Giá điểm Vĩnh Hòa Hưng Bắc do Ban Quản lý các dự án và Đầu tư xây dựng cơ bản huyện Gò Quao cung cấp.

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: