DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

CHÙA TỔNG QUẢN (WATT SARÂY – SUAĐÂY)

ẤP HÒA BÌNH, XÃ THỚI QUẢN – HUYỆN GÒ QUAO – TỈNH KIÊN GIANG

I. TÊN GỌI DI TÍCH:

          -Tên gọi Khmer

              + Năm 1665: Chùa được gọi tên là KOM PÔNG KROBÂY (Chùatrâu tư do)

+ Năm 1952 đến nay Chùa được gọi tên là: WATT SARÂY – SUAĐÂY (Chùa tự do hạnh phúc)

- Tên gọi Việt Nam – Chùa Tổng Quản.

Đồng bào địa phương thườnggọi là Chùa Tổng Quản


II. ĐỊA ĐIỂMPHÂN BỔ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

1. Địa điểmphân bổ di tích:

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) tọa lạc tại ấp Hòa Bình, Xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.Thới Pháp thuộc có tên là ấp Tổng Quản, làng Hóa Quảng. Từ năm 1975 đến năm1999 thuộc Ấp Xuân Bình, xã Thới Quản, huyện Gò Quao. Chùa cách trung tâm thịxã Rạch Giá khoảng 35 km về phía Đông Nam, cách Ủy ban nhân dân xã Thới Quảnkhoảng 1 km về phía Tây Bắc.

2. Đường điđến:

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) mặc dù nằm cách xa các trung tâm thị xã thị tứ, , nhưng đường đi lạirất thuận tiện cả về đường bộ lẫn đường thủy. Đường bộ đi ô tô từ Rạch Giá theoquốc lộ 61 ( đường đi Gò Quao – Vị Thanh) đi khoảng 20 km, đến ngã ba ĐườngXuồng, rẽ phải đi theo lộ đất đỏ (4km) qua Ủy ban nhân dân xã thới Quản khoảng1 km là đến di tích. Đường thủy cũng từ Rạch Sỏi đi tàu đò theo sông Cái Bé (điGò Quao) đến kênh Tổng Quản rẽ trái đi khoảng 3 km là đến di tích.

III. SỰKIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DI TÍCH

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY– SUAĐÂY) là một di tích vừa có tính chất lịch sử và vừa có tính chất kiến trúcnghệ thuật một chùa Khmer Nam Bộ. Đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa và các vị sư tu hành tại đây đã góp phần khôngnhỏ, trong công cuộc kháng chiến giải phóng đất nước.

Xã Thới Quản thuộc huyện GòQuao ngày nay dân cư đông đúc, nhưng vào đầu thế kỷ 17 còn là một vùng hẻolánh, cây cỏ rậm rạp và có nhiều thú dữ. Một số đồng bào người dân tộc Khmercũng đã đến đây bỏ công sức lao động, đổ mồ hôi và nước mắt, quần tụ với nhauđể làm ăn sinh sống. Họ khai phá rừng rậm, bắt ong lấy mật, đóng thuyền bè đánhbắt cá, săn bắt thú rừng lập nên một xóm dân cư còn thưa thớt.

Mùa xuân năm 1665 ( năm 2208phật lịch). Dưới sự chỉ đạo của hóa thượng Danh Hoang (Tà Hoang) đồng bào phậttử Khmer ở đây bắt đầu khai phá rừng, đuổi bắt thú dữ, dựng lên một ngôi chùa thờphật ( theo đạo tiểu thừa). Lúc đầu chùa được xây dựng bằng cây, lợp lá gồm có1 chánh điện và một liêu, với vài tu sĩ ban đầu. Từ ngày có chùa bà con nơi đâynhư được tiếp thêm sức mạnh, cuộc sống của họ ngày càng được ổn định và họ càngđoàn kết gắn bó keo sơn mật thiết với nhau.

Trải qua nhiều thế kỷ tồntại Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY – SUAĐÂY) đã thực sự trở thành một trung tâmsinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây. Mà vai trò chủ yếu là củacác vị chân tu (sư trụ trì chùa). Ngoài công việc hành đạo các tu sĩ còn mở lớpdạy chữ cho các em nhỏ, tổ chức lao động giúp bà con xây dựng xóm ấp. Song songvới các công việc trên các vị chân tu còn lo việc tu sửa xây dựng mở rộng chùa.Trải qua nhiều lần sửa chữa đến năm 1948 dưới sự chỉ đạo của hòa thượng NamHuân lúc đó là trụ trì chùa, ông đã cho xây dựng chùa bằng vật liệu kiên cố(chỉ giữ lại cột, kèo của chùa cũ) với lối kiến trúc đặc sắc của một chùa Khmernam Bộ. Ngoài ra, ông còn xây dựng một liêu (nhà cho các sư ở) hàng rào, sanlắp mặt bằng, sân, bồn nước…từ đó đến nay chùa chưa được trùng tu lại.

Từ khi thành lập chùa đếnnay, chùa Tổng Quản qua 14 vị sư trụ trì là:

1)    Hòa thượng Danh Hoong      - Từ năm 1655     đến năm…………..

2)    Hòa thượng Danh Liêng       - Từ năm…….     Đến năm………….

3)    Hòa thượng Danh Yêng        - Từ năm…….     Đến năm………….

4)    Hòa thượng Danh Roách      - Từ năm…….     Đến năm………….

5)    Hòa thượng Tạ Tiếp             -Từ năm…….     Đến năm………….

6)    Hòa thượng Danh Nhe          - Từ năm…….     Đến năm………….

7)    Hòa thượng Danh Chhun      - Từ năm…….     Đến năm………….

8)    Hòa thượng Trần Sóc           -Từ năm…….     Đến năm………….

9)    Hòa thượng Tạ Cuôl             -Từ năm…….     Đến năm………….

10)        Hòa thượng Nam Huân    - Từ năm 1944     Đến năm 1980

11)        Hòa thượng Danh Minh   - Từ năm 1980     Đến năm 1982

12)        Hòa thượng Danh Mây    - Từ năm 1982     Đến năm 1986

13)        Hòa thượng Danh Xoay   - Từ năm 1986     Đến năm 1991

14)        Hòa thượng Danh Hoong - Từ năm 1991     Đến nay


Trong hơn 3 thế kỷ tồn tạiChùa Tổng Quản (WATT SARÂY – SUAĐÂY). Hầu hết các vị sư trụ trì chùa, là nhữngngười chân tu, chăm lo đoàn kết phật tử Khmer. Vừa chăm sóc phần tâm linh, vừachăm lo phần đời sống thường ngày của các phật tử. Đồng thời họ đã cùng vớinhân dân liên tục chiến đấu để tồn tại và phát triển, họ cùng các dân tộc ởKiên Giang kiên quyết chống xâm lược, giành hòa bình độc lập thống nhất nướcnhà. Trong số các vị sư trụ trì đó nổi bật hơn cả là hòa thương Nam Huân.

Hòa thượng nam Huân (phápdanh In Da The Ra Nam Huân) ông sinh ngày 15 tháng 4 năm 1899 âm lịch, tại ấpTổng Quản, làng Hóa Quản (nay là ấp Hòa Bình, xã Thới Quản) huyện Gò Quao, tỉnhKiên Giang. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân, có 4 anh chị em. Năm 12 tuổiông bắt đầu đến chùa Tổng Quản để đi tu. Năm 15 tuổi ông Tu Sa Di và học giáolý của đức phật. năm 20 tuổi ông thọ giáo tỳ Khoeo tại chùa này với sự tế độcủa hòa thượng tăng Phen chùa Cà Lang Ông và hai vị Địa đức yết Ma chùa ThúyLiễu và chùa Tổng Quản. Từ đó ông ra sức tu luyện, thọ giáo đem đến khả năn củamình cống hiến cho đạo, cho đời.

Từ năm 1930 – 1943 ông đượccử là Phó trụ trì chùa Tổng Quản. Năm 1944 ông được bà con phật tử, cử ông giữchức vụ trụ trì chùa. Từ đó ông đã chấn chỉnh nề nếp toàn bộ chùa,  đào tạo được hàng trăm đệ tử sau này đều trởthành những công dân tốt, góp phần phát triển tôn giáo. Nhiều vị đã tích cựctham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Cũng từ ngày có ông làm trụ trìchùa. Cùng với bà con ông cho xây dựng trùng tu, tôn tạo chùa ngày một khangtrang, to đẹp với lối kiến trúc đặc sắc của người Khmer Nam Bộ. Cũng từ đó ChùaTổng Quản trở thành chùa trung tâm của vùng này, là con chim đầu đàn của Phậtgiáo huyện Gò Quao.

Trong kháng chiến 9 năm(1945-1954) hòa thượng Nam Huân là ủy viên Hội đồng kỷ luật sư sãi tỉnh RạchGiá (ông được bầu trong cuộc họp Đại hội đại biểu sư sãi năm 1948 tại chùa SócVen cũ). Từ năm 1964-1968 ông được bầu là Phó hội trưởng, hội phật giáo tỉnhKiên Giang. Năm 1969 ông được cử làm Phó tăng thống giáo hội Khe ma rac ni Kayở miền Nam (có thông qua ý kiến và được sự đồng ý của Cụ Ma Ha Thông khu ủyviên, đồng chí Huỳnh Cương Phó chủ tịch chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam.Đồng chí Thạch Đông (2 Xê) tỉnh ủy viên, Trưởng ban Khmer Vận tỉnh Rạch Giá).

Trong suốt 2 cuộc trường kỳkháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hòa thượng Nam Huân là đại biểutiêu biểu của Hội phật giáo Kiên Giang. Ông và các vị sư chùa Tổng Quản thực sựlà cơ sở vững chắc cho cách mạng. Hòa thượng Nam Huân đã viên tịch ngày15/8/1982 tại chùa Tổng Quản. Trong suốt 60 năm tu hành của ông, với lý tưởngtốt đạo, đẹp đời, vì dân, vì nước. Với những thành tích to lớn của ông, ông đãđược Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất và nhiều danhhiệu cao quí khác. Đồng thời ông đã được bà con phật tử đắp tượng để mọi ngườinoi theo.

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) không chỉ là ngôi chùa cổ, với lối kiến trúc đặc sắc. Chùa Tổng Quảncòn là cơ sở cách mạng vững cah81c, tiêu biểu suốt 2 thời kỳ kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các vị sư trụ trì, Phó trụ trì cùng các sư sãi tạichùa Tổng Quản, đã tổ chức rất nhiều các hoạt động để đóng góp cho cách mạngnhư: Đào hầm bí mật nuôi dấu cán bộ, tổ chức các cuộc biểu tình, đấu tranh vậnchuyển lương thực, thuốc men đạn dược cho cách mạng…

Năm 1955 hòa thượng DanhHuân (Nam Huân) cùng với Đại đức Danh Song – Phó trụ trì chùa, lãnh đạo sư sãitrong chùa đã bảo vệ và nuôi dấu đồng chí Sáu ở Cần Thơ và đồng chí tám Lư – Bíthư Chi bộ xã Thới Quản, đồng chí Hai Cọp cán bộ nằm vùng. Trong lúc đi hoạtđộng đồng chí hai Cọp bị địch bắt và bị giam giữ tại khám lớn Rạch Giá, địch đãtra tấn đồngc chí rất giã man. Hòa thượng nam Huân đã đứng ra đấu tranh vớiđịch đòi phải trả đồng chí Hai Cọp, sau những lời lẽ khôn khéo của hòa thượng,địch phải nhượng bộ thả đồng chí ra. Hòa thượng đã đem đồng chí về chùa nuôi vàchữa bẹnh cho đồng chí trong 3 năm.

Năm 1959. Sau luật 10/59chính quyền Ngô Đình Diệm đã gom dân, lập ấp chiến lược xung quanh chùa TổngQuản. Chúng tàn phá cây cối hoa màu của dân, hòa thượng nam Huân cùng các sưsãi chùa đã vận động nhân dân (2 cuộc) với trên 300 lượt người kéo lên biểutình, buộc địch chấm dứt việc phái hại của cải của dân.

Năm 1961 hòa thượng Nam Huânvà Đại đức Danh Song đã nuôi chứa đồng chí Sáu Tùng, Ban tuyên huấn khu Tây NamBộ được tăng cường xuống làm Phó Bí thư huyện ủy Châu Thành. Đồng chí QuáchPhẩm (Tư Phẩm) Trưởng ban Khmer Vận tỉnh, đồng chí Bí thư Chi bộ xã Năm Thu,đồng chí Danh Khen xã Đội trưởng xã Thới Quản, tất cả các đồng chí đều ở trongchùa để hoạt động.

Năm 1964 đồng chí Tư Đông –Bí thư xã, đồng chí Thạch sô rây (Sáu Tùng) Ban tuyên hau61n khu, đồng chíQuách Phẩm (Tư Phẩm), đồng chí Hai Xê, đồng chí Sơn Sa ru ne, đồng chí Tư Kiêncán bộ Khmer Vận của tỉnh. Xuống chỉ đạo công tác phá ấp chiến lược của địchtrong địa bàn của xã Thới Quản – Gò Quao, các đồng chí này cứ cách 1 – 2 ngàybám trụ tại địa bàn, thì lại vào chùa ăn ở bí mật trong chùa (trên lầu của hòathượng Nam Huân) một ngày đêm. Cũng trong năm 1964 được sự chỉ đạo của các cánbộ, hòa thượng Nam Huân, đại đức Danh Song và đồng chí Danh Hoi đã vận động sưsãi 4 chùa của xã Thới Quản gồm trên 200 người, cùng các lực lượng của các chùatrong tỉnh, kéo lên Rạch Gía biểu tình phản đối địch dùng máy bay bắn phá bừabãi vào các chùa và nhân dân. Làm chết đại đức trụ trì và một số sư sãi và đồngbào phật tử chùa Cái Đuốc – huyện Giồng Riềng.

Năm 1965 hòa thượng NamHuân, đại đức Danh Song, Danh Hoi lại tiếp tục vận động sư sãi và đồng bào củacác chùa trong xã Thới Quản và các chùa khác trong tỉnh, với trên 320 người kéolên Rạch Giá biểu tình, phản đối địch đã dùng máy bay ném bom bắn phá chùaThanh Gia, chùa Đường Xuồng, làm chết và bị thương trên 300 người, trong đó cóhòa thượng Danh Khiêm (trụ trì) và đại đức Phó trụ trì chùa. Buộc địch phảichấm dứt bắn phá chùa chiền xóm ấp và buộc chúng phải bồi thường tính mạng vàtài sản của nhân dân.

Trong những năm này ChùaTổng Quản và các sư sãi ở đây, là trung tâm của các cuộc đấu tranh và là cơ sởvững chắc để nuôi dấu cán bộ. Nên bọn địch ở đây tìm mọi cách phá hoại, đánhvào chùa, để bắt và tiêu diệt các cán bộ hoạt động nằm vùng của ta. Lúc 20 giờđêm ngày 12 tháng 4 năm 1966, tức là vào ngày Tết chịu tuổi của dân tộc Khmer,tiểu đoàn biệt kích ngụy đánh vào chùa, nhờ có hệ thống liên lạc tốt nên tất cảmọi người trong chùa đã ra khỏi vòng vây của địch, chỉ có hòa thượng Thạch Somcòn bị kẹt trong chánh điện đồng chí Hai Xê đã nhanh chóng kè hòa thượng trốnkhỏi vòng vây của địch. Lúc 15 giờ ngày 20 tháng 7 năm 1967, đồng chí Hai Xêđang tập hợp sư sãi và đồng bào phật tử, tổ chức lễ mừng kỷ niệm ngày ký kết hiệpđịnh Giơ – ne – vơ (thực dân Pháp thua Việt Nam). Thì bị tiểu đoàn lính biệtkích địch bao vây chùa Tổng Quản, đồng chí Hai Xê đã được các sư sãi đưa xuốnghầm bí mật ở trong liêu của đại đức Danh Song an toàn.

Ngày 7 tháng 6 năm 1968 hòathượng nam Huân và các sư chùa Tổng Quản, đã vận động sư sãi và đồng bào xãThới Quản có khoảng 110 người, cùng với sư sãi và nhân dân huyện Giồng Riềngkéo lên dinh Quận trưởng, biểu tình vì chúng đã ném bom bắn phá chùa Nha Si làmchết Phó trụ trì và các sư sãi trong chùa. Cũng trong tháng 6 năm 1968 hòathượng Nam Huân, với đại đức Danh Song, Danh Hoi cùng vận động các huyện GiồngRiềng, Gò Quao, Châu Thành lực lượng này tập trung tại chùa Tổng Quản 2 cuộcvới 700 lượt người, kéo lên tỉnh trưởng Rạch Giá biểu tình đòi bồi thường tínhmạng và tài sản của nhân dân và đòi chấm dứt dùng máy bay ném bom, bắn phá chùa chiền xóm ấp.

Đặc biệt là ngày 10/6/1974đã nổ ra cuộc đấu tranh với qui mô lớn của tỉnh với địch. Trực tiếp chỉ huycuộc biểu tình này là đồng chí Hai Thép, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chíSơn Thông – Trưởng BanKhmer Vận khu. Hòa thượng Nam Huân là ủy viên Ban lãnhđạo cuộc đấu tranh. Trong cuộc này ngoài 120 lực lượng của chùa tham gia, chùaTổng Quản còn là một trong những trung tâm tập hợp các lực lượng tham gia biểutình. Trong cuộc đấu tranh với qui mô lớn này.

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) và các sư sãi trong chùa, không những là cơ sở nuôi dấu cán bộ hoạtđộng cách mạng, tổ chức các cuộc đấu tranh. Mà còn là cơ sở giao nah65n, vậnchuyển vũ khí, lương thực thực phẩm cho cách mạng, đồng thời các sư ở đây cònlàm tốt công tác binh vận, dịch vận.

Từ tháng 4 năm 1966 đếntháng 8 năm 1968 được sự chỉ đạo của các đồng chí Tư Đông – Bí thư Chi bộ xãThới Quản, đồng chí Tư lệ, đồng chí Năm Già – Phó bí thư huyện ủy Châu Thành,đồng chí Hai Xê Ban Khmer vận tỉnh, đồng chí năm hiền  - Trưởng ban binh vận tỉnh. Tổ chức để các sưsãi chùa Tổng Quản mà chỉ đạo trực tiếp là đại đức Danh Tôn đi vận chuyển đạnvà các loại thuốc từ thị trấn Minh Lương về chùa Tổng Quản chứa vào hầm bí mậttrong liêu của đại đức Danh Song, để giao lại cho các lực lượng của ta. Tổngcộng: Chở đạn 31 chuyến bằng vỏ máy, đạn đựng trong bao xi măng để qua mặt bọnđịch, chở thuốc được 54 bao thuốc chữa bẹnh và thuốc bổ các loại cũng bằng võmáy, nhưng thuốc được trộn với gạo, cứ mỗi tháng chở từ 2 – 3 lần. Ngoài chởthuốc men, đạn dược tháng 9 năm 1967 đại đức Danh Tôn còn chở 1 chuyến 150kgsắt giao cho đồng chí Hai Chơ, xã đội phó xã Thới Quản làm chông, xây dựng xãchiến đấu.

Công tác binh vận cũng đượccác vị sư ở chùa Tổng Quản đặc biệt quan tâm đầu năm 1968 ban trụ trì chùa đãvận động sư sãi trong chùa Tổng Quản hoàn tục nghỉ tu 32 vị sư đã lên đườngtòng quân vào bộ đội tỉnh, huyện, du kích xã. Ngày 28-29-30 tết Mậu Thân cùngvới các cán bộ hoạt động, các vị sư trong ban trị sự các chùa Tổng Quản, chùaThới An, cùng với lãnh đạo của xã Thới Quản, vận động trên 1.000 lượt người lênđường đi tổng khởi nghĩa ở cồn tà Niên xã Vĩnh Hòa Hiệp.

Từ năm 1969 đến tháng12/1974, đại đức Danh Song, Danh Tôn cùng với sư sãi chùa Tổng Quản đã vận độnglính ngụy sư đoàn 9, đào ngũ trên 100 tên, trong đó có 39 tên, được đại đức chocạo đầu mặc áo cà sa và được các vị sư sãi đưa về nhà ở Trà Vinh, Sóc Trăng,Vĩnh Long, Bạc Liêu…

Với những công lao, thànhtích đóng góp nhiệt tình cho cách mạng cả 3 vị hòa thượng Danh Huân (Nam Huân)trụ trì chùa, đại đức Danh Song phó trụ trì chùa, đại đức Danh Tôn, chùa TổngQuản đã vinh dự được chủ tịch nước at85ng hau6n chương kháng chiến chống Mỹ cứunước hạng nhất.

IV. LOẠI DI TÍCH:

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) thuộc loại di tích lịch sử về quá trình xây dựng và tồn tại của mộtngôi chùa Khmer trên đất Kiên Giang từ hơn 3 thế kỷ. Là nơi lưu niệm những sựkiện hoạt động yêu nước đấu tranh chống quân xâm lược, của các sư sãi, phật tửdân tộc Khmer cùng với cộng đồng các dân tộc Viêt nam sống trên vùng đất này.Đồng thời cũng thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Khmer Nam Bộ.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) là ngôi chùa có nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng chùa,hàng rào, chánh điện các liêu và sala, tháp mộ, cây cổ thụ…

Cổng chùa quay mặt ra hướngĐông và sát với kênh Tổng Quản, cổng có 3 cửa, 1 cửa chính và 2 cửa phụ ở haibên (2 cửa phụ bịt kín bằng những hoa văn quả trám) cổng xây dựng theo hình chữnhật vật liệu bằng xi măng gạch. Hai bên cổng là hàng rào hình ô văng và quảtrám vật liệu cũng bằng xi măng cốt thép.

Bên trong cổng là khuôn viênchùa hình chữ nhật có diện tích………m2, chiều dài……..m, chiều rộng………m. Từ cổngvào ở chính giữa là ngôi chánh điện có diện tích …………m2, chiều dài…….m, chiềurộng………m. Nhà xây bằng gạch vôi, mái lợp 3 lớp lợp ngói vẩy (ngói móc) kiếntrui1c theo kiểu chùa Khmer. Bốn góc cùa 3 lớp mái đều đắp đầu rồng có sợi râuuốn cong vươn lên cao, nóc mái có đắp 2 con rồng đang chầu mặt trời. Đường viềnquanh các lớp ,ái đều đắp trang trí hoa văn cánh sen.

Chánh điện có hành lang rộngbao xung quanh bới các mảng tưởng thấp trang trí các trụ tròn được đắp bằng ximăng cát. Bốn phía của hành lang đều xây các cột tròn đỡ các đầu kèo. Phía trêncột là tượng Phật đứng dang 2 tay lên đỡ mái thể hiện sự vững chắc của ngôichánh điện.

Chánh điện có 3 cửa quay mặtvề hướng Đông xây dựng theo kiểu hình vòm cửa chính ở giữa 2 cửa phụ 2 bên, cửachính rộng gấp đôi cửa phụ. Nội thất của chánh điện là một gian phòng rộngthông suốt, được bài trí đơn giản chỉ có một bàn thờ phật được xây bằng gạch ở mặtphía trước có bao lam trang trí hình rồng và hoa lá, bàn thờ cao khoảng 1,5m,rộng 3,3m. Phía trên chính giữa bàn thờ là tượng phật Thích Ca mâu ni đang ngồithiền đúc bằng xi măng tô sơn màu vàng, tượng cao 1m, bệ tượng cao 1,2m cũngđúc bằng xi măng, trang trí hoa văn cánh sen, hoa lá và sơn đủ màu. Ngoài racòn 17 tượng Phật Thích Ca ở nhiều tư thế cũng được đắp bằng xi măng, sơn màuvàng.

Nền của chánh điện được lótbằng gạch hoa nhiều màu. Ở giữa có 2 hàng cột tròn bằng gỗ, đế cột đắp bằng ximăng (mỗi hàng có 8 cột). Tường chánh điện được xây bằng gạch phía trên cùngcủa tường ở phía trong chánh điện, được vẽ trang trí các mãng bao xung quanhtường khắc họa toàn bộ cuộc đời của đức phật, từ nhỏ đến khi đắc đạo thànhphật.

Phía sau chánh điện về phíabên phải (hướng Tây Bắc) là ngôi sà la (tức là giảng đường của chùa). Ngôi sàla có 5 căn nhà chạy dài và 3 mái lợp bằng tole, tường xây có trang trí hình ôvăng có 3 cửa chính (cửa bằng sắt) phía trong ngôi sà la có một bàn thờ phật,nền sà la được lót bằng gạch bông. Có 4 hàng cột tròn. Trên nóc mái sà la cótrang trí 2 đầu rồng bằng gỗ. Tổng diện tích của ngôi sà la là…..m2.

Phía sau chánh điện (về phíaTây) là một liêu (đây là nhà để cho các sư ở và tiếp khách). Liêu được xây dựnggạch có diện tích là……m2 (có hai tầng) mài liêu lợp ngói và lợp tole. Mái có 2lớp các diềm mái trang trí hình lá sen trên các con lươn được trang trí hìnhđầu rồng. Đầu mái đắp nổi đầu rồng lớn cao vút lên. Phía trong của Liêu có bànthờ tổ (các vị sư có công lớn với chùa). Trên bàn thờ có đắp tượng của hòathương Nam Huân (vì ông là người có công lớn đối với chùa nên được nhân dân ởđây đấp thành tượng để thờ ông). Tượng đắp ở tư thế ngồi , cao khoảng 1,5m, sơnmàu vàng mặc áo cà sa cũng màu vàng. Kế bên tượng của hòa thượng Nam Huân là diảnh của ông và huân chương kháng chiến của ông và một số di ảnh của các hòathượng khác. Tầng trên của liêu là nơi nghỉ của hòa thượng Nam Huân và cũngchính tại đây hòa thượng đã xây một hầm bí mật để nuôi chứa cán bộ hoạt động bímật.

Phía phải của chánh điện(hướng Bắc) là tháp mộ nơi để hài cốt thờ hòa tượng Nam Huân. Tháp được xâydựng bằng gạch, có diện tích…m2. Tháp được xây theo hình vuông có 3 tầng vàphía trên là đỉnh tháp hình tròn cao vút lên diềm mái của tháp được đắp trangtrí hình cánh sen và 11 đầu rắn (rắn 9 đầu). phía trong của tháp là một bàn thờđể thờ xương cốt (đã được thiêu còn lại bằng tro) của hòa thượng Nam Huân.

Ngoài ra chùa Tổng Quản còn liêu của hòa thượng Danh Song và lò thiêu đã bị hư hỏng nặng chỉ còn lại nền nhàvà móng nhà).

Chùa Tổng Quản  có lịch sử tồn tại rất lâu nên 2 bên ngôichánh điện có rất nhiều tháp mộ. Mặc dù tháp mộ có kích thước khác nhau, caothấp khác nhau. Song lối kiến trúc vẫn giống nhau. Tháp được xây dựng hình trụcó nhiều tầng, mỗi tầng được trang trí nhiều loại hoa văn (như: cánh sen, bôngsen, hoa cúc và hình đầu người…) ngọn tháp tròn có đỉnh cao vút lên. Phía bênphải của chánh điện (phía Bắc) có: 18 tháp mộ, phía bên trái của chánh điện(phía Nam) có 23 tháp mộ. Phía sau tháp thờ hòa thượng Nam Huân có 47 tháp mộ.Như vậy tổng cộng Chùa Tổng Quản có: 89 tháp mộ. hầu hết những tháp mộ này củanhân dân trong vùng xây dựng để thờ ông bà, cha mẹ của mình.

Cây cổ thụ của chùa TổngQuản có rất nhiều, đa số là những cây có giá trị cao như cây sao, cây da, đặcbiệt có 5 cây sao từ 2 đến 3 người ôm (có khoảng hai trăm năm tuổi) trong chiếntranh đã bị bom Pháp của giặc tàn phá hết. Hiện nay chùa còn lại khoảng hơn 50cây sao (khoảng 100 tuổi) và nhiều loại cây khác đã tạo nên khung cảnh đẹp đẽ,yên tỉnh mát mẽ cho chùa.

(Tất cả các hạng mục trên có ảnh kèm theo)


VI. GIÁ TRỊLỊCH SỬ, KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT, VĂN HÓA:

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) là một chùa Khmer có lịch sử tồn tại lâu đời (từ năm 1665 đến nay).Kiến trúc nghệ thuật của ngôi chánh điện, với các hoa văn trang trí các tượngPhật mang đậm sắc thái nghệ thuật chùa phật của dân tộc Khmer Nam Bộ. Nơi đâycũng đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của phong trào đấu tranh yêu nước chốngngoại xâm của dân tộc ta. Đặc biệt là trong 2 cuộc trường kỳ kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Tổng Quản là một cơ sở cách mạng vững chắc,là nơi nuôi dấu cán bộ suốt 2 thời kỳ, là nơi vận chuyển, nơi chứa vũ khí phụcvụ cho cách mạng, mà vai trò chủ yếu là của các vị chân tu và đóng góp nhiệttình của bà con phật tử.

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) là chổ dựa t6am linh và là Trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống củađồng bào dân tộc Khmer và bà con trong vùng này.

VII. CÁCHIỆN VẬT TRONG DI TÍCH:

Hầu hết các chùa Khmer córất ít hiện vật có giá trị. Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY – SUAĐÂY) ngoài nhữngtượng ở chánh điện và tượng của hòa tượng Nam Huân, chỉ có thêm một số tượngnhỏ bằng đồng và 2 huân chương kháng chiến của nhà nước tặng cho 2 hòa thượngNam Huân và Danh Song.

VIII. CÁCHÌNH THỨC SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN, LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DIỄN RA TẠI DI TÍCH:

Chùa Tổng Quản (WATT SARÂY –SUAĐÂY) là một chùa trung tâm của một vùng. Hàng năm có rất nhiều lễ hội songcó 4 lễ hội chính như sau:

- Tết CholChnămThmây (haygọi là lễ chịu tuổi) của đồng bào dân tộc Khmer, hàng năm được diễn ra vào cácngày 2 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch, đây là lễ hội chính trong năm được bà convề dự tất đông.

- Lễ Đonta (còn gọi là lễcúng ông bà) đây cũng là lễ hội chính trong năm,  được diễn ra vào ngày 30/8 âm lịch hàng năm.

- Lễ Dâng Y diễn ra từ ngày15/9 đến 15/10 âm lịch trong 30 ngày này muốn tổ chức vào ngày nào cũng được.

- Lễ nah65p hạ và lễ ra hạ:Nhập hạ ngày 15/6 và ra hạ ngày 15/9 âm lịch.

Tất cả các lễ hội trên ngoàiphần lễ là phần chính. Chùa còn tổ chức một số hoạt động văn hóa dân gian (phầnhội) như hát dù kê, múa lâm thôn, đua ghe ngo.

IX. TÌNHTRẠNG BẢO QUẢN DI TÍCH:

Chùa Tổng Quản đã được trùngtu sửa chữa vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, nên ngôi chánh điện và cácliêu hiện đang xuống cấp, cần được tu bổ. Riêng các tượng phật và tượng của hòathượng Nam còn trong tình trạng bảo quản tốt.

X. CÁCPHƯƠNG ÁN BẢO VỆ DI TÍCH:

Chùa Tổng Quản được Nhà nướcra quyết định công nhận vẫn tiếp tục để làm nơi các sư sãi hành đạo và bà conphật tử đến dự các lễ hội hàng năm tại chùa. Đồng thời chàu cũng là cơ sở xácthực để giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục chân, thiện, mỹ cho các thếhệ sau này.

Lập kế hoạch trùng tu, tôntạo bằng nguồn kinh phí Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thành lập Ban bảo vệriêng theo hệ thống quản lý di tích trong tỉnh, để bảo vệ và sử dụng di tíchtheo phương pháp khao học. Phối hợp với các ban ngành có liên quan, tổ chứckhách đến tham quan du lịch và đến vãn cảnh chùa và tham quan hầm bí mật mà cácsư ở đây đã từng nuôi dấu cán bộ cách mạng và chứa vũ khí.

XI. CƠ SỞPHÁP LÝ ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH:

Từ trước đến nay Chùa TổngQuản đã được đưa vào chế độ bảo vệ di tích của tỉnh. Di tích đã nằm trong danhmục kiểm kê và thông báo trong toàn tỉnh. Năm 1996 Sở Văn hóa – Thông tin KiênGiang đã lập hồ sơ tóm tắt, gởi Cục Bảo tồn – Bảo tàng và đã được Cục chấpthuận cho lập hồ sơ để công nhận là di tích cấp Quốc gia với giá trị lịch sử 0văn hóa của di tích chùa Tổng Quản nêu ở trên, nay cần được Nhà nước xem xét vàcông nhân là một di tích lịch sử - văn hóa của Quốc gia. Để di tích có đầy đủcơ sở khoa học, pháp lý phát huy tác dụng.

XII. NHỮNGTƯ LIỆU BỔ SUNG:

1) Kiên Giang 30 năm chiếntranh giải phóng – Do bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang xuất bản năm 1987.

2) Hồ sơ di tích Chùa Láng Cát,Tháp Cù Là (Kiên Giang).

3) Tìm hiểu Kiên Giang – Bannghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang xuất bản năm 1986.

4) Truyền thống đấu tranhcủa Đảng bộ, Quân dân Gò Quao (1905-1975) do ban thường vụ Huyện ủy Gò Quaoxuất bản năm 1996.

5) Bản tóm tắt thành tích của chùa và các sư, của Ủy ban nhân dân xã Thới Quản ngày 19/6/1987 gởi Nhànước đề nghị phong tặng Huân chương kháng chiến cho tập thể và cá nhân tạichùa.

6) Theo lời kể của đồng chí Thạch Đông (Hai Xê) nguyên Tỉnh ủy viên Trưởng ban Khmer vận người đã từng bám trụ hoạt động cách mạng tại Chùa Tổng Quản.

 


Số lượt truy cập:

Trực tuyến: