DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

CHÙA CÁI BẦN (THNOLCHUM)

Xã Thủy Liễu– Huyện Gò Quao – Tỉnh Kiên Giang

I. TÊN GỌI DI TÍCH:

          -Tên thường gọi: Chùa Cái Bần (hay còngọi là chùa Bần Lớn)

          - Tên gọi Khmer: ThNolChum.

Đồng bào địa phương thường gọi là Chùa Bần Lớn

II. ĐỊA ĐIỂMPHÂN BỔ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

1. Địa điểmphân bổ:

- Chùa Cái Bần thủy Liễu (ThNolChum) tọa lạc tại ấp Hòa An, Xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.Chùa nằm tại trung tâm xã, cách trung tâm huyện 7km, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 37km.

2. Đường điđến di tích:

Từ TP Rạch Giá đi ô tô theo quốc lộ 61 tuyến Rạch Giá – Gò Quao đến cầu Cà Nhum đi Honda vào khoảng 7km hoặc đi đến trung tâm huyện cũng có đường ô tô đi vào di tích.

III. SỰKIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DI TÍCH:

Chùa Phật Cái Bần (ThNolChum) là một trong những ngôi chùa Khmer được hình thành và phát triểnsớm nhất trong tỉnh Kiên Giang. Chùa Phật Cái Bần bắt đầu xây dựng vào năm 1565 (năm 1209 Phật lịch), do ông Huỳnh Tự cúng dường cho nhà chùa 30 công đất để xâydựng. Bà con phật tử Khmer đã bỏ rất nhiều công sức và đóng góp tiền của để xâydựng chùa, làm chổ dựa tâm linh trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Suốt gần 02 năm, chùa Cái Bần đã được xây dựng xong. Lúc bấy giờ khu vực chùa có hình chữ nhật, mặt trước giáp sông Cái Bần, ba phía Tây, Nam, Bắc đều có lộ bao quanh, chánh điện đượ ccất bằng cây lá mặt quay về hướng Đông, cạnh bên là 1 sàla và 1 dãy nhà liêu nằm phía sau chánh điện cũng được dựng bằng cây lá.

Năm 1567 bà con phật tử chùa Cái Bần tổ chức lễ khánh thành chùa và buộc tay cho đại đức Sầm Hinh giữ chứcvị trụ trì đầu tiên của chùa. Đại đức Sầm Hinh đã giữ chức vị trụ trì trong hai mươi năm rồi hoàn tục. Ông là người có công lớn trong giai đoạn đầu tiên để xây dựng nề nếp tu tỉnh tại chùa, đồng thời ông đã ra sức kêu gọi đồng bào phật tử chùa xây dựng nề nếp đoàn kết trong đông đảo bà con phật tử. Truyền thống đoàn kết đó mãi mãi là tấm gương sáng chói trong lịch sử chùa Cái Bần cho các thế hệ sau.

Nhờ có truyền thống đoàn kết đó mà bà con phật tử Khmer Cái bần đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách trong quá trình xây dựng và tạo lập cuộc sống của mình trãi qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.


Từ ngày thành lập chùa đến nay đã trãi qua nhiều đời trụ trì theo thứ tự và thời gian như sau:

1 – Đại đức Sầm Kinh từ năm 1567 đến 1587.

2 – Đại đức Hal Phel từ năm 1587 đến 1603.

3 – Đại đức On Rương từ năm 1604 đến 1649.

4 – Đại đức Tăng Val từ năm1650 đến 1666.

5 – Đại đức Hal Rinh từ năm1667 đến 1687.

6 – Đại đức vat Hull từ năm1688 đến 1723.

7 – Đại dức Tăng Mol từ năm1724 đến 1752.

8 – Đại đức tà Hiên từ năm1753 đến 1795.

9- Đại đức Tăng Ích từ năm1796 đến 1839.

10 – Đại đức Tăng Moll từ năm 1840 đến 1856.

11 – Đại đức tăng Sóoc từ năm 1857 đến 1872.

12 – Đại đức Tăng Phất từ năm  1873 đến 1896.

13 – Đại đức Danh Mel từ năm1897 đến 1922.

14 – Hòa thượng Lý Phen từnăm 1923 đến 1952.

15 – Đại đức Danh Sỏul từnăm 1953 đến 1955.

16 – Đại đức Trịnh Minh Thơtừ năm 1955 đến 1957.

17 – Đại đức Danh Chiêu từnăm 1957 đến 1970.

18 – Đại đức Chương Cháp từ năm1971 đến 1975.

19 – Đại đức Danh Tô từ năm1976 đến 1980.

20 – Đại đức Danh Bận từ năm1981 đến 1984.

21 – Đại đức Trần Danh từnăm 1985 đến 1987.

22 – Đại đức Danh Bồ Nha từnăm 1987 đến 2001.

23 – Đại đức Danh mẫn từ năm2001 đến 2003.

24 – Đại đức Lý Long Công Danh từ năm 2003 cho đến nay.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chợ Cái Bần được mẹnh danh là “Sài Gòn mới” vì đó là một trong những đầu mối giao thông liên lạc của cách mạng. Các cơ quan lãnh đạo của huyện, xã, những đơn vị bộ đội về quốc đoàn, lực lượng vũ trang của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp đều có dịp lưu trú nơi này, trước khi về vùng chiến khu (vùng căn cứ địa U Minh), hoặc là từ chiến khu đi lên vùnghậu địch hay vùng tạm chiếm.

Nhiều mặt hàng thông dụng được đồng bào Hoa kiều hoặc tư thương mua từ thị xã Rạch Giá về bán tại phố chợ này, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan kháng chiến có thể mua sắm được dễ dàng bằng tín phiếu kháng chiến (còn gọi là bạc Cụ Hồ) một cách dễ dàng, vì không phải ra vùng kiểm soát sẽ có nhiều phiền hà phức tạp khác.

Năm 1923 dưới sự trụ trì của Hòa thượng Lý Phen, Ban quản trị chùa đã vận động đồng bào phật tử đóng góp để xây dựng lại Chánh điện, cất mới giảng đường lớn, để có chổ cho bà con phật tử họp mặt trong các ngày lễ hội của chùa. Các Liêu và đường đi lại trong chùa cũng được duy tu sữa chữa khang trang, làm cho cảnh quan chùa càng thêm trang nghiêm.

Trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ, chùa Cái bần là nơi nuôi chứa cán bộcách mạng. Đại đức Trịnh Minh Thơ phó trụ trì chùa Cái Bần vị đệ tử thân tín của hòa thường Lý Phen, cũng là người có nhiều thành tích với cách mạng.

Năm 1946 đồng chí Sáu Cảnh là Trưởng công an xã Thủy Liễu bị giặc Pháp bắt tại đầu cầu ở chùa, đại đức Trịnh Minh Thơ đến nhận Sáu Cảnh là người trong bổn sóc, làm ăn lương thiện,nên chúng cho đại đức lãnh về.

Năm 1948 giặc Pháp mở cuộc càn và bao vây xã Thủy liễu, bốn phía đều là gai85c Pháp, đồng bào phật tử vàcán bộ chạy vào chùa, bọn lính Pháp đặt súng máy ở phía sau chùa định xả súngvào chùa, nhưng đại đức ra nói với chúng chùa là chổ tu hành, không có Việt Minh, mấy ông đừng bắn, lần đó ông đã cứu thoát nhiều đồng bào và cán bộ được ẩn núp an toàn. Cũng trong năm này bộ đội JSSARẮK do ông Lê Công chỉ huy đến đóng quân tại chùa, bà con phật tử tiếp đón lo ăn nghĩ rất chân tình. Bộ đội vệ quốc đoàn thuộc Liên trung đoàn 122-124 do ông Huỳnh Thủ chỉ huy đã đóng quân tại chùa và xóm Cái Bần đã được bổn sóc chăm lo nuôi chứa.

Năm 1949 Mặt trận Việt Minh tổ chức 1 cuộc họp có đông đảo đồng bào Kinh, Hoa, Khmer tại chùa để kêu gọi sự đoàn kết trong các dân tộc, để đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, động viên bà con góp phần ủng hộ kháng chiến. Trong buổi họp này Hòa thượng Lý Phel là chủ tịch Hội đồng kỷ luật sư sãi tỉnh Rạch Giá đã kê gọi các phật tử Khmer hãy đi đầu trong khối đại đoàn kết dân tộc này. Cũng trong năm 1949 đến 1952, nhà chùa đã nuôi chứa đồng chí Cao Thạnh là cán bộ kháng chiến liên minh suốt một năm rưỡi 1 cách an toàn.

Chùa Cái Bần thật sự trở thành một cứ điểm, nơi dừng chân và nghĩ ngơi của bộ đội ta. Tại đây bà con phật tử Khmer đã tận tình giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho bộ đội ta, nêu cao truyền thống đoàn kết quân dân như cá với nước, từ đó tiếp thêm sức mạnh tinh thần để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Năm 1950, các đồng chí Bảy Hồ, Cúc, Tây còn dạy các vị sư sãi ở chùa biết băng bó vết thương và chích thuốc thông thường để chữa bệnh cho bà con phật tử trong xóm. Có lần cụ PhanVăn Chương Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đến thăm và ở lại chùa trong nhiều ngày để trao đổi, bàn bạc công tác với Hòa thượng Lý Phel chủ trì chùa.

Năm 1965 đồng chí Thạch Đông(Hai Xê) Tỉnh ủy viên – Trưởng ban Khmer vận của tỉnh, đã đến bàn bạc với các vị đại đức tổ chức 1 lớp học y tá ngắn hạn trong 1 tháng tại chùa, để tập huấn cho cán bộ Khmer. Bà con phật tử và sưa sãi ở chùa đã tận tình giúp đỡ cho anh em học tập.

Ngày 10 tháng 6 năm 1974,các vị tu sĩ chùa Cái Bần, dưới sự lãnh đạo của đại đức Danh Tô và Danh Bận,tham gia cuộc biểu tình lớn của sư sãi yêu nước toàn tỉnh, để đòi chính quyềnSài Gòn trả tự do cho 10 vị sư bị bắt quân dịch. Nhưng vì đường xa nên đoànbiểu tình của huyện Gò Quao ra không kịp, khi 4 vị đại đức Lâm Hùng, Danh Hoi,Danh Hom, Danh Tấp hy sinh thì đoàn Gò Quao mới đến chùa Cù Là và theo lệnh của Ban lãnh đạo đoàn lưu lại ở Cù Là để chuẩn bị lễ tang và tiếp tục đấu tranh.

Sự hy sinh vô cùng hiển hách của bốn vị sư liệt sĩ, đã để lại trong lòng các vị sư yêu nước huyện Gò Quao và đồng bào phất tử các chùa lòng căm thù giặc cao độ. Chùa phật Cái Bần đã long trọng tổ chức lễ cầu siêu cho 4 vị sư đã anh dũng hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trãi qua hơn bốn thế kỷ tồn tại, với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, chàu Cái Bần vẫn hiên ngang vững vàng vượt qua mọi gian khó cho đến hôm nay. Nhiều thế hệ tu sĩ của chùa đã trở thành những bặc căn tu được bà con phật tử tin tưởng và kính yêu.

Trong hai cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa phật Cái Bần là cơ sở của cách mạng. Các vị hòa thượng đại đức trụ trì chùa đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường với kẻ thù để bảo vệ dân, bảo vệ cán bộcách mạng và đi đầu trong cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù, lập nhiều thành tích xuất sắc để góp phần đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi vẽvang.

IV. LOẠI DI TÍCH:

Chùa phật Cái Bần thuộc loại di tích lịch sử văn hóa.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

Chùa Cái Bần có một khuôn viên rộng đẹp, là ngôi chùa có nhiều hạng mục công trình kiến trúc. Toàn bộ công trình gồm: cổng, hàng rào, chánh điện, liêu, sala, phòng học dạy chữ Khmer, tháp mộ và nhiều cây cổ thụ.

Chánh điện chùa quay mặt về hướng Đông, có hành lang rộng bao xung quanh bởi các mảng tường tranh trang trí các trụ tròn đỡ các đầu kèo. Phía trên cột là tượng phật đứng dang 2 tay lên đở mái thể hiện sự vững chắc của ngôi chánh điện. Mái chánh điện lợp ngòi,tường được xây dựng bằng gạch và ô dước, nền lót gạch.

Cách bày trí trong chánh điện: ở  giữa chánh điện có 2 hàng cột;mỗi hàng có 5 cột, cột được trang trí đắp nổi hình rồng uốn lượn, giữa chánh điện có 1 bệ thờ được xây bằng gạch, chia ra làm 2 bậc, được trang trí hoa vănvới nhiều màu sắc, ở bậc đầu tiên có 2 tượng phật ngồi xoay lưng ra phía ngoàivà 4 tượng phật nhỏ được đặt ở giữa. Bậc trên cùng đặt tượng phật Thích ca lớn ngồi thiền. Bốn vách tường trên chánh điện là những bức bích họa miêu tả theo tích Phật từ lúc hoàng hậu Maya nằm mộng đến lúc phật Thích ca nhập Niết bàn.Ngoài ra còn có nhiều bức trang trí hoa văn các loại đủ màu sắc.

Ngoài chánh điện, còn có 1xàla, các liêu của các sư dùng làm nơi nghĩ ngơi, 2 phòng học dạy chữ Khmer chocon em đồng bào dân tộc.

Chùa Cái Bần có lịch sử tồntại lâu đời nên trong khuôn viên chùa có gần 100 tháp mộ. Tháp mộ có kích thướccao thấp, lớn nhỏ khác nhau. Nhưng lối kiến trúc thì giống nhau.  Tháp được xây hình trụ có nhiều tầng, mỗi tầngđược trang trí nhiều loại hoa văn như: cánh sen, bông sen, hoa cúc và hình đầu người…ngọn tháp tròn có đỉnh cao vút lên. Tổng thể các công trình của chùa đượcbố trí hài hòa và cân đối trong một khung cảnh thiên nhiên thoáng mát trầm mặt và yên tỉnh.


VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH

- 01 hộp cắm bút bằng đồng.

- 01 ấm trà bằng đồng.

- 07 tượng phật nhỏ bằngđồng.

- 01 số tiền giấy các loại.

- 07 tượng phật thờ bằngthạch cao.

- 01 bàn cờ ốc và con cờbằng gỗ.

VII. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN, LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DIỄN RA TẠI DI TÍCH

Hằng năm chàu Cái Bần có 4 lễ chính như sau:

- Tết Chol Chnăm Thmây (còngọi là lễ chịu tuổi) của đồng bào dân tộc Khmer, hằng năm được diễn ra vào cácngày 13,14,15 tháng 4, đây là lễ hội chính trong năm được bà con dự rất đông.

- Lễ Đonta (còn gọi là lễ cúng ông bà) đây cũng là lễ hội chính trong năm, được diễn ra vào ngày 30/8 âm lịch hàng năm.

- Lễ dâng Y diễn ra từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch trong 30 ngày này muốn tổ chức vào ngày nào cũng được.

- Lễ nhập hạ và lễ ra hạ:nhập hạ ngày 15/6 và ra hạ ngày 15/9 âm lịch.

VIII. GIÁTRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT:

Chùa Cái Bần (Th Nol Chum) là ngôi chùa Khmer có lịch sử tồn tại lâu đời (từ năm 1565 đến nay). Kiến trúc chùa mang đậm nét nghệ thuật của dân tộc Khmer. Nơi đây cũng đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của phong trào đấu tranh yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là một cơ sở cách mạng vững chắc, là nơi nuôi giấu cán bộ suốt 2 thời kỳ, mà vai trò chủ yếu là của các vị chân tu và đóng góp nhiệt tình của bà con phật tử. Chùa Cái Bần (ThNol Chum) còn là chỗ dựa tâm linh và là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer và bà con tại vùng này.

IX. TÌNH TRẠNG BẢO QUẢN DI TÍCH:

Các công trình kiến trúc của Chùa được bảo quản tốt.

X. CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, SỬ DỤNG DI TÍCH:

- Lập hồ sơ lý lịch di tích xin công nhận chùa cái bần (Th Nol Chum) là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

- Thành lập Ban Bảo vệ di tích theo hệ thống quản lý di tích trong tỉnh để bảo vệ và sử dụng di tích đúng mục đích yêu cầu.

- Cần lập đề án quy hoạch khu di tích thành nơi tham quan du lịch, trên cơ sở bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và các yếu tổ gốc của di tích.

- Lập đề án khai thác và phát huy tác dụng của di tích để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương và khách du lịch.

XI. CƠ SỞPHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:

- Đề nghị được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

- Đã được Ban Quản lý Di tích đưa vào danh mục kiểm kê di tích toàn tỉnh.

XII. NHỮNG TƯ LIỆU BỔ SUNG:

- Tìm hiểu Kiên Giang – Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang xuất bản năm 1986.

- Bản tư liệu viết tay chùa Cái Bần của Ban Quản trị chùa.

- Báo cáo tóm tắt tiểu sử,thành tích chùa Cái Bần của Ban Quản trị chùa.

- Sách người Khmer ở Kiên Giang – nhà xuất bản văn hóa Dân tộc.

- Theo lời kể của đại đức Lý Long Công Danh trụ trì chùa Cái Bần.

- Hồ sơ di tích chùa TổngQuản, chùa Láng Cát (Kiên Giang).

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: