DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

                                            ĐÌNH THẦN VĨNH TUY




I.TÊN GỌI DI TÍCH:

- Tênkhoa học: Đình Vĩnh Tuy

- Tênthường gọi: Đình thần Vĩnh Tuy

          Đình làng là nơithờ Thần hoàng bổn cảnh – người sáng lập, khai phá nên làng (ngày xưa), xã(ngày nay). Vì thế, tên đình thường gắn liền với địa danh của làng, xã. Tên gọicủa đình thần Vĩnh Tuy cũng xuất phát từ đó.


II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỔ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

1. Địađiểm phân bổ di tích:

Đình thần Vĩnh Tuy, tọa lạc tại ấp Long đời, xã VĩnhTuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Đình nằm gần khu trung tâm xã, cách Ủy bannhân dân xã (chợ) khoảng 250m, cách Trung tâm huyện khoảng 13km về phía Nam.

2.Đường đi đến di tích:

Mặc dù di tích thuộc xã vùng sâu nông thôn nhưng cóthể đi đến di tích dễ dàng bằng đường bộ lẫn đường thủy:

- Đường bộ: Xuất phát từ Thành phố Rạch Giá đi theoQuốc lộ 61 (hướng Vị thanh – Gò Quao) khoảng 45km là đến Trung tâm huyện GòQuao. Từ đây đi theo tuyến lộ nhựa Thị trấn – Vĩnh Phước B – Vĩnh Tuy dàikhoảng 13km là đến trung tâm xã Vĩnh Tuy. Từ Trung tâm xã qua cầu, đi tiếpkhoảng 250m nữa là đến di tích.

- Đường thủy:  Từbến tàu Rạch Giá theo kinh xáng tắc Cậu về đến trung tâm huyện Gò Quao. Từ đâytheo kinh Xáng Cụt đi thẳng về xã Vĩnh Tuy là đến di tích.

III. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DITÍCH:

Gò Quao là một trong mười bốn huyện thị thuộc tỉnh Kiên Giang, huyện được thànhlập năm 1905.

Vớidiện tích tự nhiên 439,47 km2, Huyện bao gồm 01 thị trấn Gò Quao và10 xã: Hòa Hưng Bắc, Hòa Hưng Nam, Vĩnh Hòa, Thới Quản, Thúy Liễu, Định An,Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy.

Trướcthế kỷ thứ XVII thì vùng đất Gò Quao còn là vùng rừng rậm hoang vu, hoang vắng,cây cối um tùm, có nhiều thú dữ.

 đếnthế kỷ XVII - XVIII, cùng với những làn sóng di dân tự do trước đó, Gò Quao đãlà nơi quần tụ của nhiều tộc người. Từ những nhóm lưu dân, nơi đây dần trởthành một địa bàn cư trú của các cư dân người Việt, Khmer, Hoa. Họ sinh sốngxen kẽ lẫn nhau. Trong quá trình khai phá chinh phục tự nhiên, người dân GòQuao trở thành cộng đồng dân tộc đoàn kết gắn bó, chung sức, chung lòng đểchống thiên tai và hiểm họa cướp bóc, xâm lược.

Dân cưlúc đầu còn ít nhưng đã quần tụ vào một số nơi tạo thành khu dân cư và dần dầnphân bố khắp địa bàn huyện. Phong tục, tập quán cùng hoàn cảnh sống mới đã dầnthay đổi để thích nghi với điều kiện hiện tại. Tuy nhiên trong tâm thức của họ,tín ngưỡng thờ Tổ được hình thành và bảo lưu một cách bền bỉ, dai dẳng mà đỉnhcao là thờ Thành Hoàng và các đối tượng anh hùng dân tộc, các danh nhân vănhóa. Do đó, ý thức về lòng biết ơn, thói quen thờ cúng ông bà tổ tiên, các vịthần linh, anh hùng dân tộc đã in sâu trong tâm khảm họ, xuyên suốt hành trìnhlập làng, giữ nước tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt.

Hệ thống tín ngưỡng tâm linh đã được xác lập ngay từ những bước đầu khai hoang lậpấp nên người dân Nam bộ nói chung và nhân dân Gò Quao nói riêng đã có ý thức rõràng về đình - đền. Vì vậy, đình - đền có nền tảng từ những ngôi miếu nhỏ, lợpbằng lá và dùng làm nơi thờ cúng người có công trong việc dựng làng giữ nước.Về sau, được tu sửa dần và trở thành Đình. Trong tâm thức họ lúc này, các vịthần rất quan trọng trong cuộc sống; thần che chở, giúp họ có niềm tin và vượtqua mọi khó khăn. Vì thế, hầu hết mỗi làng, mỗi quận ngày xưa đều thành lậpĐình để thờ thần làng. Thần làng có thể là thần sông, thần núi, là người cócông dựng làng giữ nước, là tổ nghề của làng, thậm chí thần còn là người thiêngchết bất đắc kỳ tử. Thành Hoàng bổn cảnh là tên gọi sau khi được sắc phongcủa  Vua cho Thần làng hoặc thần của mộtvùng.

Đình thần Vĩnh Tuy thuộc ấp Long Đời, xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao cũng ra đời trong những nguyên nhân đó.

Theo các tài liệu tóm tắt của Đình thần Vĩnh Tuy thì:

Từ trước những năm 1888, cái tên Vĩnh Tuy chưa có và cũng chưa xuất hiện trên bản đồ, Vĩnh Tuy lúc này chỉ là một bộ phận của làng Vĩnh Lộc thuộc Tổng Thanh Giang (Tổng Thanh Giang có 18 xã). Lúc bấy giờ, Vĩnh Lộc đã có Đình thờ ThànhHoàng bổn cảnh được Vua Tự Đức năm thứ 5 sắc phong vào ngày 29/11/1852.

Đếnnăm 1888, xét thấy dân cư và địa lý đủ điều kiện để tách xã, Chính quyền đã chotách và thành lập nên xã Vĩnh Tuy. Như vậy, Vĩnh Tuy được tách ra từ xã (làng)Vĩnh Lộc của quận Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Tách ra được một thời gian thìVĩnh Tuy theo hệ thống tỉnh Rạch Giá, quận Long Mỹ, trở thành một làng của TổngThanh Tuyền (Tổng Thanh Tuyền có 7 làng: Vĩnh Viễn, Vĩnh Tuy, Lương Tâm, XàPhiên, Thuận Hưng, Vĩnh Phước, Hỏa Lựu).

Do đườngxá xa xôi, nên việc đi lại cúng đình ở Ngang Dừa bên làng Vĩnh Lộc gặp nhiềukhó khăn, cùng với việc làng (xã) mới được thành lập; năm 1895, nhân dân trongvùng bàn với các vị kỳ lão dùng thân cây tràm, lợp lá lập nên đình riêng để thờthần làng-người vô hình nhưng có nhiệm vụ “Hộ quốc, tí dân” và là chỗ dựa tinhthần cho bà con trong cuộc sống. Thời gian đầu khi mới thành lập, mỗi lần giỗ,Đình đều xin thỉnh sắc thần của Đình bên Ngang Dừa về làm lễ. Nhưng về sau,Đình bên Ngang Dừa không cho thỉnh sắc thần nữa. Từ đó, mỗi lần cúng, đìnhkhông còn thỉnh sắc thần nhưng các nghi thức cúng đình, các Ban hành lễ vẫn còntồn tại cho đến ngày nay.

Mặcdù, Vĩnh Tuy được tách ra từ làng Vĩnh Lộc xưa nhưng khi đã tách làng - xã thìtrở thành hai làng - xã riêng biệt và hiện tại thì mỗi làng đều có đình làngriêng nên dù sắc của vua Tự Đức phong đình thần cho làng Vĩnh Lộc xưa (lúc đócó cả Vĩnh Tuy vì chưa tách xã) và hiện tại đình làng Vĩnh Lộc đang giữ sắcphong nên đình Vĩnh Tuy không có sắc phong Thành Hoàng của Vua ban như một số đình khác.

Ngoàitài liệu tóm tắt của Ban Quản trị về lịch sử hình thành đình Vĩnh thì trong dângian vẫn lưu truyền một truyền thuyết về sự ra đời của đình Vĩnh Tuy. Đó là:

Vàothời kỳ này, ở vùng Rạch Cái Đĩa (Cả Đĩa, ngày nay là Vĩnh Tuy) có vợ chồng ônglão làm nghề nuôn bán lúa gạo, thực phẩm…Vợ chồng ông quanh năm suốt tháng sốngtrên sông nước cùng với chiếc ghe , đi từ vùng này sang vùng khác để buôn bán. Ngườidân quanh vùng không ai biết quê quán cững như xuất thân của hai vợ chồng. Dântrong vùng quen gọi là vợ chồng ông lái buôn. Vì cảm mến người dân địa phương,nơi ông thường xuyên lui tới buôn bán, muốn giúp đỡ bà con trong vùng nên vợchồng ông đã cho bà con mượn lúa trồng và hướng dẫn cho họ cách gieo trồng,chăm bón. Hẹn bà con đến mùa thu, Ông sẽ quay lại lấy lúa giống cho mượn. Nhưngkhông lâu sau đó, ông và qua đời. Mùa thu hoạch năm ấy, nhờ lúa giống và làmtheo sự hướng dẫn của Ông mà nhân dân trong vùng được mùa, và đợi ông quay lạiđể trả nưng không thấy Ông quay lại như đã hẹn.

Saukhi nghe tin ông mất, để tưởng nhớ đến công lao và tỏ lòng kính ông Lái Niên,các vị bô lão cùng bà con trong vùng đã lập một cái miếu thờ bằng cây lá để thờông, gọi là miếu Lái Niên.Từ đó, tên gọi Lái Niên người dân quen gọi và trởthành một địa danh trước khi làng Vĩnh Tuy chính thức có trên bản đồ.

Vì ỷthế cậy quyền dòng họ Mai Viết có thế lực nên Mai Viết Tuấn đã cho người đậpphá miếu thờ, ném bài vị vị thần được thờ trong miếu ra ngoài. Cha bà Thái ThịSảnh thấy vậy bèn lượm bài vị đem về nhà thờ cúng. Từ khi miếu bị đập phá, cuộcsống gia đình bà Thái Thị Sảnh ngày càng khá hơn, sống có phần sung túc hơn xưavà luôn gặp nhiều mai mắn; trong khi đó, nhà ông Mai Viết Tuấn thì gặp nhiềukhó khăn, rắc rối, hoạn nạn liên tục, nhà thường xuyên đau bệnh. Do vậy nên nhândân trong vùng cho rằng “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”. Vì tín ngưỡng tâmlinh, niềm tin của họ vào được thờ ở miếu ngày càng mãnh liệt, họ ngày càng tinvào miếu thần nên đã tập trung nhau lại và bắt buộc gia đình ông Mai Viết Tuấnphải xây lại miếu để thờ, thỉnh thần về thờ như cũ.

Năm1900, thời ông Thái Đắc Biếu làm hương cả làng, ông đã cho tu sửa thêm một tòavõ quy và một tòa võ ca.

Mặcdù, đình Vĩnh Tuy có thể có nhiều lý do ra đời khác nhau. Nhưng tất cả cuốicùng đều có chung ý nghĩa và giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc ViệtNam. Trải qua thời gian hình thành và phát triển cho đến nay, đình Vĩnh Tuy đãtồn tại trên 110 năm. Với khoảng thời gian ấy, Đình không chỉ là nơi sinh hoạtđời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc trong vùng mà còn là nơi gắn liền vớinhiều sự kiện lịch sử của địa phương, góp phần làm cho trang sử xã Vĩnh Tuy nóiriêng và tỉnh Kiên Giang nói chung thêm vẻ vang trong công cuộc chống giặcngoại xâm cứu quốc kể từ khi mới thành lập cho đến nay, nhất là trong những nămđầu kháng chiến. Cụ thể:

Vàonhững năm đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Vĩnh Tuy lúc bấygiờ thuộc quận Long Mỹ. Cũng như các làng khác, tại làng Vĩnh Tuy, giặc dựnglên Ban Hội tề gồm 12 hương chức (Hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng,Hương chánh, Hương giáo, Hương bộ, Hương quản, Hương thân, Hương hào, Xãtrưởng, Chánh Lục bộ) cai quản và Cao Văn Sạn làm Hương cả.

Lúcnày, hầu hết đất đai ở Vĩnh Tuy đều do nhóm “Nhà băng Đông Dương địa ốc” thâutóm cùng với một số địa chủ lớn như Mai Viết Ngôn, Mai Viết Tuấn, Trần ThiệnDanh, Cao Văn Sạn, Cao Văn Sinh… Chúng chiếm hơn 85% ruộng đất ở nơi đây. Cùngvới chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo; bọn điền chủ ra sức vơ vét bóc lột choriêng mình.

Để đảmbảo cho quyền lợi của mình và để lấy lòng nhân dân ở đây, lúc này điền chủ MaiViết Tuấn đã bỏ ra một số tiền khá lớn để trùng tu, sửa chữa lại đình. Vì thế Chính điện, võ quy, võ cacủa đình khang trang hơn và đình được xây dựng theo kiểu giống các ngôi đình ởHuế, mái được lợp bằng ngói âm dương. Tòa chính điện được chia làm 3 gian baogồm: một gian dành cho trưng bày, một gian dành cho lễ nghi, gian trung tâmchánh điện làm nơi thờ Thần làng. Và cũng trong thời gian này, Đình đã bị bọnđiền chủ lợi dụng để mưu cầu lợi ích cá nhân cho bản thân chúng trong suốt mộtthời gian dài.

ĐìnhVĩnh Tuy không những là một ngôi đình được thành lập từ lâu đời, là nơi sinhhoạt văn hóa truyền thống của nhân dân trong vùng, mà trong hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình còn là căn cứ cách mạng vữngchắc. Nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu được diễn ra tại đây.

Đêm24/8/1945, hòa cùng không khí Tổng khởi nghĩa của cả nước, tại Vĩnh Tuy, đồngchí Nguyễn Văn Chẩn tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để phổ biến lệnh Tổng khởinghĩa của Quận Ủy. Nhận lệnh, mọi người bung ra lo công việc một cách khẩntrương, ai làm việc nấy. Tất cả đã sẵn sàng từ con người cho đến vũ khí, băngcờ, khẩu hiệu. Sáng ngày 25/8, một bộ phận kéo đến nhà Việc (Đình Vĩnh Tuy)giải tán 12 hương chức hội tề, đứng đầu là tên Cả Đính. Cờ Việt Minh nền đỏ saovàng tung bay phấp phới. Lòng dân nô nức hân hoan bởi từ giờ phút này Đình thựcsự là nơi cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa của người dân trong vùngchứ không phải chỉ là nơi phục vụ về mặt tinh thần cho điền chủ.

Tháng10/1945, Pháp tái chiếm Nam bộ. đếngiữa tháng 2/1946, Pháp đã đánh tới Quận lỵ Gò Quao và xã Vĩnh Tuy. Hưởng ứngcông tác phòng thủ “tiêu thổ kháng chiến”, toàn dân thực hiện phong trào “vườnkhông nhà trống”, phong trào ba không “không thấy, không nghe, không nói” củaĐảng bộ; dân  làng Vĩnh Tuy vào nhữngngày cuối năm 1945 đã tiến hành cho phá hết các vách tường xung quanh Đình đểkhông cho Tây lấy làm bót.

Ngày23/2/1947 Vĩnh Tuy được giải phóng, chính quyền về tay Việt Minh; đình trở thànhnơi hội họp của cách mạng.

Vớikhẩu hiệu “Trừ gian, phá tề”, Đảng bộ xã vĩnh Tuy tiến hành xây dựng lực lượngcách mạng, phối hợp với Bộ đội Huỳnh Thủ đẩy mạnh diệt ác trong vùng địch tạmchiếm. Giữa năm 1947, tại sân đình Vĩnh Tuy, Tòa án Quân sự Tỉnh mở phiên tòaxét xử hai tên Việt gian gian ác là Hồ Quang Giang và Lê Duy Tiên. Chúng lànhững tên gián điệp khét tiếng tàn ác, đã chỉ điểm cho giặc nhiều cán bộ, đảngviên chủ chốt của ta làm thiệt hại nặng nề về sức người. Phiên tòa xét xử córất nhiều bà con đến dự, hàng ngàn dân đồng ý ủng rộ và reo mừng.

Năm1948, Ủy ban kháng chiến hành chánh Vĩnh Tuy dùng đình làm trụ sở làm việc vàhội họp. Trong khoảng thời gian này, đình cũng là nơi mở lớp bình dân học vụ dođồng chí Trần Vũ Ấu và Trần Văn Bài đứng lớp dạy xóa mù chữ cho bà con trongvùng theo học vào ban đêm.

Cũngtrong năm 1948, tại đình có mở khóa chính trị Mác – Lênin do đồng chí Lê Duẩn,Bí thư Trung ương Cục Miền Nam phụ trách. Theo học có đồng chí Thái Đắc Mậu,đồng chí Ngô Thanh Tùy và các đồng chí khác. Kế tiếp, bộ đội Huỳnh Thủ - trungđoàn 124 lấy đình làm nơi đóng quân và rèn luyện quân sĩ trong một thời gian.

Năm1950, Quân khu VIII tăng cường cho quân khu IX hai tiểu đoàn 307 và tiểu đoàn410, hai tiểu đoàn này kết hợp lại tahnh2 lập trung đoàn chủ lực – phân liênkhu miền Tây chuẩn bị mở chiến dịch “Long Châu Hà”. Do đó, tiểu đoàn 307 thườngxuyên đóng quân trên địa bàn xã Vĩnh Tuy và đã lấy đình làm nơi giao lưu, biểudiễn văn nghệ, chiếu phim, hội họp.

Đìnhcũng được dùng làm nơi nghỉ ngơi cho tổ âm nhac Quân khu IX do nhạc sĩ Đắc Nhẫnlàm tổ trưởng trong thời gian về công tác tại địa phương vào năm 1950 (tổ âmnhạc nghỉ tại đình gồm có các đồng chí: nhạc sĩ Quách Vũ, nhạc sĩ Lưu HữuPhước, nhạc sĩ Trần kiết Tường, nhạc sĩ – ca sĩ Quốc Hương, nhà văn Hà Huy Hà)

Năm1952, đình Vĩnh Tuy là cơ sở của Ủy ban kháng chiến khu Tây Nam bộ, đình đượcdùng làm nơi chứa lương thực, thực phẩm cho quân khu IX mở chiến dịch Long ChâuHà.

Gần 9năm kháng chiến, ta đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký kết hiệp định Giơnevơ.Theo quy định, Gò Quao có hai xã Vĩnh Tuy, Vĩnh Hòa nằm trong khu vực tập kết.Tất cả các đơn vị của các tiểu đoàn 307, 410 cùng các xã khác tập trung về sânĐình Vĩnh Tuy trong suốt nửa tháng. Thời gian này, nơi đây đông vui như mở hội,kẻ ở người đi đều hoan hỉ náo nức với nhiệm vụ mới.

Ngàymùng Một tết năm 1955, Ngụy quyền tiếp thu xã Vĩnh Tuy; đình  vẫn được sinhhoạt bình thường nhưng việc cúng đìnhphải đặt trong sự giám sát của Ngụy quyền. Lúc này, chúng cử ông Thái Hữu Hạnhlà hương chức của làng làm Chánh tế.

Hiệpđịnh ký chưa ráo mực, Mỹ đã hất cẳng Pháp, nhảy vào thay thế, nhân dân Vĩnh Tuylại lần nữa sống trong biển lửa của chiến tranh trong suốt thời gian dài. Đếntháng 7/1964, Vĩnh Tuy được giải phóng. Đình Vĩnh Tuy lại được trả về đúng vớichức năng ban đầu vốn có của nó.

Tronggiai đoạn 1963-1964, ban ngày Đình là nơi tập trung các thương binh trong cáctrận đánh về chăm sóc, cứu chữa; tập trung thi hài các chiến sĩ, người có côngđã hy sinh trước khi an táng tại nghĩa trang; ban đêm dân làng khắp nơi đốtđuốc cầm đèn về đình tham gia lớpbình dân học vụ.

Năm1965, Mỹ tăng cường đánh phá bằng không quân, pháo binh, tàu chiến, mật độ bomF105, B52 dày đặc nhằm mục đích tát dân ra khỏi vùng kháng chiến. Máy bay phảnlực oanh tạc bom, đạn ngày đêm, 02 trái bom F105 trúng Đình. Mặt hậu đình chỉ còn lại nền gạch, còn  mái ngói chánh điện thì lởm chởm vết bom.

Năm1969, Mỹ lại tiếp tục trút bom xuống khu chợ Vĩnh Tuy để gom dân ra vùng kiểmsoát. 03 trái bom hủy diệt cở lớn đã làm Đình tan hoang, chỉ còn trơ nền gạchvà hàng cột cămxe. Đình hoang tàn và vắng lặng.

Năm1976, sau khi nước nhà thống nhất, bà con trong làng đã cùng nhau góp công, gópcủa để tu sửa lại đình. Cùng với sự đóng góp của nhân dân, ông Quách Sên mộtngười dân địa phương đang định cư ở nước ngoài đã ủng hộ  Đình một số tiền lớn để giúp xây dựng lạiĐình trên nền gạch của Đình cũ. Vách tường được xây bằng xi măng, mái lợp tôn.

Đồngthời, Chính quyền xã đã cho tổ chức lại Ban quản trị đình để đảm nhiệm việc trông coi và cúng tế trong đình cho đến hiện nay.

Hiệntại, Ban quản trị Đình do ông Cao Ngọc Phi làm trưởng ban.     

   

IV.LOẠI HÌNH DI TÍCH:

ĐìnhVĩnh Tuy thuộc loại hình di tích lịch sử - văn hóa.

Tự bảnthân đình đã chứa đựng những giá trị về văn hóa tinh thần, về lịch sử của vùng,về lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của một ngôi đình làng có từ rất lâuđời.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

Đìnhtọa lạc trên khu đất rộng khoảng 7.800m2 tại ấp Long Đời, xã VĩnhTuy, huyện Gò Quao, Kiên Giang.

Đìnhnằm quay mặt về hướng Đông Nam, có mặt quay nhìnvề dòng sông trước mặt dựa trên thuyết “Phong chầu Thủy tụ” nhằm nhắc nhở mọingười nhớ, ý thức về cội nguồn tổ tiên (người Việt cổ có nguồn gốc xuất phát làngười phương Nam), về khởi điểm xuất phát của mình là một nước thuần Nôngnghiệp. Mặt khác, đây còn là phương sinh khí, tận dụng được gió nồm mùa hè,tránh lạnh mùa đông có mặt trời mọc, có biển mang theo hơi nước tạo sự tronglành mát mẻ, sự sinh sôi. Xuất phát từ những ý niệm đó, nên hướng Đông Nam đượcchọn làm  hướng cố định của đình ngay từ buổi đầu mới xây dựng.Trước mặt và hai bên đình tiếpgiáp nhà dân, sau lưng tiếp giáp với con rạch nhỏ và nghĩa trang xã.

Đìnhcó 02 cổng ra vào. Cổng chính nằm bên trái cổng phụ. Từ lộ vào, ta bắt gặp cổngphụ đầu tiên. Cả hai cổng đều được làm bằng ximăng, cốt thép với hai cột trụtròn mỗi cổng. Mái cổng lợp tôn giả ngói, sơn màu đỏ. cửa cổng bằng sắt, có haicánh mở ra hai bên.Trên hai cổng đều có dòng chữ “Đình thần Vĩnh Tuy”.

Bao bọc xung quanh khuôn viên Đình là hàng rào. Hàng rào được xây  bằng bê tông cốt thép ở bên dưới, bên trên làcác song sắt.

Tiếpđến là khoảng sân rộng, thoáng, sạch. Nền sân được lát gạch. Có hai lối đi nốiliền từ cổng vào chánh điện cũng được lát gạch.

Từcổng vào sân khoảng 3m dọc theo phía hai lối là các miếu thờ. Theo lối vào cổngchính là miếu thờ Thổ thần, Thủy thần sát bên nhau “Đất có thổ công, sông có hàbá”. Đối diện, ở phía lối đi còn lại là miếu thờ bà Chúa Xứ và ông Tà.

 Ba gian cửa bằng xi măng phía trước hàng langchánh điện tạo thành hàng hiên có dạng cổng tam quan, có mái vòm bên trên.

Chánhđiện được chia làm 03 gian: gian trái, gian phải, gian trung tâm. Chánh điệnđược xây dựng lại trên nền cũ của chánh điện ngày xưa. Có cửa ra vào bằng cửasắt kéo, nền lát gạch. Mỗi gian có 8 cột trụ, chia làm 4 hàng (tổng cộng 16cột), mỗi cột cao 9m, bán kính cột 0,5m làm bằng gỗ cămxe. Đây là hàng cột cònsót lại sau trận bom năm 1969, chúng được tái sử dụng lại từ vào năm 1976 trongquá trình sửa chữa Đình. Đến nay, các hàng cột này đang bị mối mọt và đang xuốngcấp.

Do cơsở vật chất của Đình còn nghèo nên mặt trước của gian trái chánh điện được tậndụng để bộ bàn ghế tiếp khách.

Chínhgiữa gian trung tâm là bàn thờ Nguyễn Trung Trực. Bàn thờ Nguyễn Trung Trựcđược đưa vào thờ vào những năm 80 của thế kỷ XX, bởi chủ trương chung lúc bấygiờ là cải tạo am, đình, miếu trừ những đình nào thờ người có công với nước. Vìthế mà Ban quản trị Đình, cùng bà con trong vùng đã lập bàn thờ Nguyễn TrungTrực để giữ cho đình còn tồn tại.Bên trên bàn thờ là bức di ảnh và tượng Nguyễn Trung Trực. bàn thờ được xâybằng xi măng ốp gạch men màu xanh.

Saulưng bàn thờ Nguyễn Trung Trực là bàn thờ Thần Hoàng Bổn cảnh, cũng được xâybằng xi măng ốp gạch men xanh

Bêntrái (gian trái) là bàn thờ Tiên sư - Tổ sư, bàn thờ Tả ban - Hữu ban.

Bênphải (gian phải) là bàn thờ Cửu Thiên Huyền nữ, bàn thờ Tiền hiền - Hậu hiền.

Hầuhết các bàn thờ đều bày biện đơn giản.

Cáckèo, xà đều chạm trổ hoa văn hoa lá, vân xoắn và đầu rồng ở góc cột và được kếtnối với nhau theo kiểu kết cấu khung, không dùng đinh, sắt để kết nối như kếtcấu ngày nay. Đây là điểm đặc biệt của các ngôi nhà gỗ, đình làng được xây dựngngày xưa bởi khi cần có thể tháo rời các bộ phận để di chuyển. Tuy nhiên, cáccột, xà, kèo hiện tại đang bị mối mọt, bị mưa dột qua mái tôn thấm vào đangtrên đà hư hỏng.

Hiệntại Đình còn 02 biển hiệu có khắc chữ Hán:

“Vĩnh Tuy hội miếu”

Dịchnghĩa: Miếu (đình) Vĩnh Tuy, nơi nhân dân hội họp

và “Trạch bái nhân hoàn”

Dịchnghĩa: Ân đức thấm nhuần cả vũ trụ.

Đìnhcũng từng có hoành phi, câu đối nhưng một phần đã bị hư, mục nát, phần thất lạctrong chiến tranh; đến nay thì hầu như không còn (ngoài 2 bảng hiệu trên).

 Mái Đình lợp tôn. Mái tôn này được lợp từ năm1976 nên đến nay đã mục nát vì mưa, gió.

Chánhđiện có 02 cửa thông ra phía sau. Sau lưng chánh điện là một nền nhà với bờgạch. Đây là chứng tích của những đợt bỏ bom của giặc vào năm 1967-1969.

Bêntrái chánh điện là dãy nhà bếp được xây dựng kiên cố bằng bêtông, xi măng vàonăm 2005 dùng để làm nơi phục vụ cho đìnhvào các ngày lễ hội.

Hiệnnay, đình do Ban Quản trị đình trông coi, bảo vệ và bảo quản.

BanQuản trị đình qua các thời kỳ:

-       Năm1976: Ông Trần Văn Nhịn – Trưởng ban

Ông Lê Văn Trụ - Phóban

-       Năm1992: Ông Trần Vĩnh Thái – Trưởng ban

ÔngThái Đắc Ngươn – Phó ban

-       Năm2003: Ông Cao Ngọc Phi – Trưởng ban

   Ông Trần Văn Phủ - Phó ban

-       Năm2009: Ông Thái Đắc Ngươn – Trưởng ban

   Ông Võ Thành Quán – Phó ban

VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH:

Bị chiến tranh tàn phá, cùng với thàng nămtồn tại lâu dài, hiện tại, các hiện vật trong đình hầu như tah6t1 lạc và hưhỏng hết. Chỉ còn:

-      01 tượngNguyễn Trung Trực

-      01 trống

-      01chuông bằng sắt (đã gỉ)

-      01 mỏ gỗ

-      - 02 bộbinh khí

-      02 tấmbiển hiệu có chữ Hán.

VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT:

“Cây đa, bến nước, sân đình”

Đã trởthành hình ảnh thân thương, gần gũi từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam, làmnên một nét văn hóa đặc trưng riêng của người Việt.

Đây làcông trình công cộng lớn nhất ở nông thôn nước ta thời quân chủ. Do đó, Đìnhkhông đơn thuần chỉ là nơi thờ và lễ thần cầu mong bình an mà nó còn chứa đựngbiết bao vấn đề về văn hóa xóm làng, văn hóa tinh thần. đây còn là nơi hàng năm diễn ra các lễ hội, là niềm tự hào,là nơi gửi gắm mọi tâm tư tình cảm của cả làng.

Bêncạnh đó, Đình Vĩnh Tuy còn là nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của địaphương trong những ngày đầu lập làng, trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến,trong sự phát triển của xã hội ngày nay. Đình tồn tại cùng thời gian, như mộtnhân chứng sống thầm lặng cho biết bao sự kiện diễn ra tại vùng quê này.

VIII.CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN, LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DIỄN RA TẠI DITÍCH:

Lúcmới thành lập, vào ngày lễ Kỳ Yên, Đình có tổ chức lễ Thỉnh sắc thần Ngang Dừavề cúng với đầy đủ nghi lễ gồm Chánh tế, Đông hiến, tây hiến như các Ban Cúngtế và học trò lễ. Hiện tại, dù đình Ngang Dừa không cho sắc thần về để làm lễnữa nhưng các nghi lễ này vẫn còn với đầy đủ các.

Các lễhội diễn ra tại Đình hiện nay là:

1. LễKỳ Yên: Cầu cho quốc thái dân an vào ngày 15-16/01 âm lịch hàng. Đặc biệt, theothông lệ cứ 3 năm/1 lần, Đình sẽ tổ chức một nghi lễ gọi là Tống cho tất cả bàcon trong vùng cùng tham dự. Cúng Tống tức là tống đi những cái xấu xa. CúngTống bằng cách kết bè thủy lục, bỏ đầu heo, muối lên trên bè, thả trôi trênsông Cái. Bè thủy lục trôi đi mang theo những xấu, điều không mai ra biển cả,còn những điều tốt đẹp, may mắn ở lại với người dân, mang đến cho bà con cuộc sống yên bình, thịnh vượng.

2. Lễhội vào ngày mùng 10/5 hàng năm: cầu cho mưa thuận gió hòa để dân được mùa.

3. Lễgiỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào ngày 27-28/8 âm lịch hàng năm.

4. Lễhội mừng nhân dân được mùa và tạ ơn tah62n linh, trời đất vào ngày 10/10 âmlịch hàng năm.

IX.TRẠNG THÁI BẢO QUẢN DI TÍCH:

Hiệntại, Đình thần được ban Quản trị đình bảo quản, trông coi. Nhưng do kinh phíVận động trùng tu đình còn gặp nhiều khó khăn đang xuống cấp nghiêm trọng; máitôn hư hỏng, mục nát gây ảnh hưởng đến nội thất cũng như các kết cấu vì, kèo,cột bên trong làm cho chúng bị nặng nề nên việc sinh hoạt tại Đình vào các dịplễ hội còn hạn chế.

X. CÁCPHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ, SỬ DỤNG DI TÍCH:

Hiệntại, Đình thần Vĩnh Tuy đang được đề nghị xếp hạng là di tích cấp tỉnh, có thểnói đây là cơ sở vững chắc đảm bảo cho Đình thần được bảo vệ, bảo và phát huytác dụng ngày càng tốt hơn.

Tuynhiên, sự cần thiết trước tiên là phải có một nguồn kinh phí hỗ trợ từ nướchoặc từ nguồn vận động để ngăn chặn kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng Đình.

Saukhi di tích được xếp hạng thì quyền quản lý, trông coi vẫn là ban trị Đình vàcán bộ chuyên trách văn hóa ở địa phương, ở xã cùng phối hợp, theo dõi, kiểmtra những hoạt động diễn ra tại Đình thần Vĩnh Tuy nhằm đảm bảo theo đúng quiđịnh của Luật Di sản văn hóa. Muốn như vậy, cần phổ biến ban quản trị Đình, cánbộ chuyên trách mảng văn hóa những qui định cần liên quan đến vấn đề trùng tu,sửa chữa di tích tránh những sự cố đáng tiếc sau này đồng thời tạo điều kiện đểthành viên Ban quản trị Đình tập huấn điều cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn đểcông tác bảo quản, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được tốt hơn.

XI.CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:

Trướcđây, đình thần Vĩnh Tuy đã và đang được bảo vệ, quản lý bởi Ban Quản trị Đìnhvà nhân dân trong vùng.

Năm2008, Đình Vĩnh Tuy được đưa vào danh mục các di tích đã được bước đầu tiêntrên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đây là cơ sở pháp lý bảo vệ cho di tích.

Hiệnnay, di tích d8ang được bảo vệ dựa trên biên bản quy định khu vực di tích, bảnđồ khoanh vùng bảo vệ di tích. Và đang được đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh xếphạng để tạo điều kiện cho việc bảo quản, phát huy giá trị di tích tốt hơn dựatrên cơ sở luật di sản văn hóa, các Nghị định, quy định đối với những di tíchđã được xếp hạng.

XII.NHỮNG TƯ LIỆU BỔ SUNG:

- Truyềnthống đấu tranh của Đảng bộ và quân dân Gò Quao (1905-1975) Ban Thường vụ Huyệnủy Gò Quao, xuất bản năm 1996.

-Truyền thống đấu tranh của Đảng bộ quân dân xã Vĩnh Tuy của Bna Tuyên giáoHuyện ủy Gò Quao, xuất bản năm 1997.

- Tómtắt lịch sử đình thần Vĩnh Tuy của Ban Quản trị Đình.

- Tàiliệu “Vài nét về sự hình thành và phát triển của các ngôi đình ở Gò Quao” củađồng chí Thiện Cẩn – Ban Tuyên giáo huyện Gò Quao.

- Tổnghợp theo lời kể của ông Cao Ngọc Phi, Thái Đắc Ngươn và các thành viên BanThường trực Đình thần.

- Tổnghợp theo lời kể của ông Hồ Hữu Học, Trương Văn Điểu – kỳ lão xã Vĩnh Tuy.

- Báocáo số 12/BG-PVH về việc đóng góp ý kiến lý lịch di tích lịch sử Vĩnh Tuy.

 

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: